Kể từ Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay, Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc đã thu được thành quả rực rỡ trong phát triển nông nghiệp và ngành chăn nuôi. 5 năm qua Tây Tạng đã thành công phổ biến nhân rộng giống lúa mì Tây Tạng mới mang tên "Tạng Thanh 2000", sản lượng lương thực đột phá một triệu tấn, thu nhập dòng bình quân đầu người ở thôn thôn đột phá 9.000 Nhân dân tệ.
Giống lúa mì mới "Tạng Thanh 2000" được trồng thí điểm tại 9 nơi đã cho sản lượng bình quân 5 tấn/ha, tăng sản lượng 13%.
Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Khu tự trị Tây Tạng Ni-ma-da-xi đã cho biết như vậy. "Tạng Thanh 2000" chính là giống lúa mì do nhóm nghiên cứu do ông dẫn đầu lai tạo thành công. Từ khi được nhân rộng vào năm 2012 đến nay, diện tích gieo trồng giống lúa mì "Tạng Thanh 2000" đã chiếm tới một nửa diện tích gieo trồng lúa mì ở Tây Tạng, năm 2016 đột phá 66.000 ha.
Lúa mì Tây Tạng là cây lương thực chủ yếu ở Tây Tạng, cũng là nguồn thu kinh tế quan trọng của đông đảo bà con nông dân và dân chăn nuôi Tây Tạng. Cùng với sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng trưởng, ngành chăn nuôi của Tây Tạng cũng đi lên con đường phát triển hiện đại. Từ Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay, Khu tự trị Tây Tạng đã ra sức nâng cao chất lượng và hiệu quả của ngành chăn nuôi thông qua tăng cường nhân giống gia súc, gia cầm, giống cỏ chăn nuôi, nghiên cứu các công nghệ then chốt cho nâng cao hiệu quả của ngành chăn nuôi, v.v.
Tại thành phố Sơn Nam, có rất nhiều điển hình về người dân chăn nuôi tăng thu nhập đi lên làm giàu thông qua "cải tạo lai giống đàn bò", năm 2016 toàn thành phố có trên 160.000 người được hưởng lợi từ việc này. Giám đốc Sở Chăn nuôi thành phố Sơn Nam Hà Hoa cho biết:
"Tính đến cuối năm 2016 toàn thanh phố đã xây dựng 396 cơ sở nhân giống đàn bò, che phủ 12 huyện, đạt tỷ lệ 67%. Năm 2016 đã hoàn thành thuận lợi nhiệm vụ lai giống mới đàn gồm 53 nghìn con, tăng thu nhập trung bình đầu người 870 Nhân dân tệ".
Ủy viên Đảng ủy, Tuần thị viên Sở Chăn nuôi Khu tự trị Tây Tạng Xô-lang-rô-bu cho biết, phát triển ngành nông nghiệp và chăn nuôi hiện đại lấy thị trường làm định hướng, vun đắp các chủ thể, phát triển lớn mạnh các thương hiệu. Hiện nay 6 ngành nghề lớn như lúa mì, trồng cỏ, ngành bò sữa, nuôi lợn, nuôi cừu của Khu tự trị đều thu được thành quả đáng ghi nhận, sản phẩm bán chạy trên thị trường.
" Năm 2016 có 39 doanh nghiệp xay xát, chế biến lúa mì Tây Tạng, đã nghiên cứu phát triển một loạt sản phẩm như bia, bánh bích quy, mì ăn liền, dấm, v.v từ lúa mì Tây Tạng, bia lúa mì Tây Tạng rất nổi tiếng trong khu tự trị. Các chủ thể kinh doanh kiểu mới như doanh nghiệp đầu tàu, tổ chức hợp tác chuyên ngành về trồng cỏ chăn nuôi, gia công chế biến, tiêu thụ, v.v bắt đầu xuất hiện, khu tự trị có 7 doanh nghiệp sữa, sản xuất hơn 30 loại sản phẩm, du nhập và vun đắp 6 doanh nghiệp chế biến sản phẩm thịt bò Tây Tạng, 7 doanh nghiệp đầu tàu trong chăn nuôi lớn Tây Tạng đã bước đầu hình thành thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, lấy thị trường làm định hướng, ra sức phát triển các ngành nghề đặc sắc như rau-củ-quả, gà Tây Tạng, nuôi cừu nhung, trồng các loại hoa quả đặc sắc cũng thu được hiệu quả nổi bật".
Trong quá trình phát triển, các cấp chính quyền Khu tự trị Tây Tạng đã ra sức ủng hộ và nâng đỡ các doanh nghiệp đầu tàu và hợp tác xã chuyên ngành từng bước trở thành những "đầu tàu" thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và chăn nuôi cũng như tăng thu nhập cho người dân nông nghiệp và chăn nuôi. Tại thành phố Rư-kha-chơ, Công ty TNHH Nông sản phẩm Khang Tang lũy kế đã giúp tăng thu nhập cho hơn 8.000 quần chúng. Từ một người nông dân bình thường trở thành nhà doanh nghiệp dân doanh, Tổng Giám đốc Công ty Lua-tan cảm thán ông sinh ra vào thời đại tốt.
"Được hưởng lợi từ chính sách và sự nâng đỡ về vốn của chính quyền, công ty chúng tôi mới có quy mô như ngày hôm nay. Sau này tôi còn sẽ tuyển dụng những quần chúng địa phương nghèo khó ở địa phương vào làm việc trong công ty, bằng hành động thực tế đền ơn đáp nghĩa đối với Đảng và Nhà nước".