![]() |
|
![]() |
![]() |
Là một mặt bằng thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực của các nước châu Á-Thái Bình Dương, các mối đe dọa an ninh đương nhiên là vấn đề quan trọng nhất của Đối thoại Shangri-la lần này.
Chủ tịch Ủy ban Hòa bình và An ninh tỉnh Pun-giáp, Pa-ki-xtan Ashraf cho rằng, trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn có thể dự đoán được sau này, tình hình bán đảo Triều Tiên là thách thức lớn nhất của an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tình hình đối đầu giữa Triều Tiên và Mỹ, Hàn Quốc khiến tình hình bán đảo căng thẳng. Bên cạnh đó, Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc đã dễn đến sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc và Nga, khiến tình hình Đông Bắc Á càng thêm phức tạp.
Theo lịch trình của Đối thoại Shangri-la lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis dự kiến sẽ có bài phát biểu tại hội nghị, có thể sẽ phác thảo ra chính sách an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền mới của Mỹ. Có phân tích cho rằng, chính quền Đô-nan Trăm giữ thái độ phủ định đối với nhiều chính sách của chính quyền tiền nhiệm Ô-ba-ma, điều này có thể sẽ thể hiện trong chính sách an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới của Mỹ.
Phó Giám đốc Trung tâm Luật châu Á Đại học Quốc gia Xin-ga-po Vương Giang Vũ cho rằng, quan hệ Trung-Mỹ là viên đá tảng của quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, quyết định quan hệ giữa hai nước lớn này với các nước khác trong khu vực. Học giả nghiên cứu cấp cao Viện Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam Đại học Công nghệ Nanyang Xin-ga-po Ei Sun Oh cho rằng, sự gia tăng bạo lực khủng bố trong khu vực cũng là một trong các vấn đề quan trọng của Đối thoại Shangri-la lần này.
Nhà bình luận các vấn đề châu Á của Nhật Kaoru Mori cho rằng, hiện nay các bên hữu quan, kể cả Triều Tiên đều chưa loại trừ lựa chọn giải quyết vấn đề thông qua đối thoại, nếu có thể tái khởi động cuộc đàm phán hòa bình, tất sẽ giúp tình hình bán đảo hạ nhiệt. Đối thoại Shangri-la vừa đúng cung cấp một mặt bằng trao đổi về làm thế nào giải quyết tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên cho các nước liên quan.
Phó Giám đốc Trung tâm Luật châu Á Đại học Quốc gia Xin-ga-po Vương Giang Vũ cho rằng, các cơ chế an ninh tồn tại ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay trên thực tế đã được tạo nên bởi nhiều "khối nhỏ" khép kín, trong khối thì trao đổi kín, giữa các khối thì nghi ngờ nhau. Ông cho rằng, các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần trước tiên phát triển sự tin cậy lẫn nhau, tích cực trao đổi với nhau, tôn trọng mối quan tâm quan trọng và lợi ích cốt lõi của nhau, tránh xung đột trực tiếp giữa các nước.
Về mặt ứng phó các mối đe dọa khủng bố, ông Ei Sun Oh chi rõ, then chốt là ở việc các nước tăng cường chia sẻ thông tin tình báo và phát triển kinh tế-xã hội, hợp tác kinh tế và cơ chế an ninh cần song song phát triển.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |