![]() |
|
![]() |
![]() |
"Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương" của Ngân hàng Thế giới dự báo, cùng với việc chuyển đổi mô hình tiêu dùng và ngành dịch vụ, kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 là khoảng 6,5%; tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước khác trong đó bao gồm các nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á sẽ từ 4,9% năm 2016 tăng nhẹ tới 5% trong năm 2017, và 5,1% vào năm 2018. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương dự kiến sẽ đạt 6,2% năm 2017 và 6,1% vào năm 2018.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Vích-to-ri-a Koa-koa (Victoria Kwakwa) nói: "Chính sách thận trọng và triển vọng kinh tế toàn cầu từng bước phát triển theo chiều hướng tốt, có lợi cho các nước đang phát triển trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương duy trì tăng trưởng và giảm thiểu nghèo. Muốn duy trì tính dẻo dai này, các nước cần phải nâng cao chất lượng các khoản chi tiêu công, thúc đẩy nhất thể hóa toàn cầu và khu vực".
Báo cáo cho rằng, nhu cầu trong nước tăng mạnh vẫn là động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ở khu vực Đông Á, bao gồm đầu tư công và đầu tư tư nhân ngày một gia tăng.
Báo cáo chỉ rõ, từ năm 2017 đến năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế lớn đang phát triển trong khối ASEAN có triển vọng tăng nhẹ nhưng nhanh. Được lợi từ các khoản chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng tăng thêm, vốn đầu tư tư nhân tăng trở lại, tăng thêm tín dụng và kiều hối gửi về gia tăng, kinh tế Phi-li-pin sẽ tăng 6,9% trong năm 2017 và 2018. Dưới sự thúc đẩy của trợ cấp Chính phủ, đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như xuất khẩu gia tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế Ma-lai-xi-a dự báo sẽ đạt 4,3% năm 2017, và 4,5% năm 2018. Mở rộng tín dụng và giá dầu tăng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của In-đô-nê-xi-a từ 5% năm 2016 tăng lên tới 5,2% năm 2017. Do tình hình thị trường tốt và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, dự báo mức tăng kinh tế năm 2017 của Việt Nam sẽ đạt 6,3%.
Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á và Thái Binh Dương Xu-đia Xê-ti (Sudhir Shetty) nói: "Mặc dù có triển vọng tốt, nhưng tính dẻo dai của khu vực Đông Á quyết định bởi các nhà hoạch định chính sách liệu có xem xét đầy đủ và điều chỉnh để thích ứng với tính không xác định của toàn cầu và tính yếu ớt trong nước khá nghiêm trọng hay không".
Báo cáo kêu gọi áp dụng chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng, đảm bảo cân bằng tài chính bền vững trong trung hạn. Báo cáo cho rằng, đối với các nền kinh tế lớn trong khu vực, tăng thêm thu nhập ngân sách có lợi cho Chính phủ cung cấp nguồn vốn cho chương trình thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập, giảm thiểu rủi ro đặt ra cho tính bền vững về ngân sách.
Một số nền kinh tế nhỏ xuất khẩu các mặt hàng có khối lượng giao dịch lớn phải áp dụng biện pháp tăng cường năng lực thanh toán nợ của tài chính. Báo cáo đề nghị, cùng với tỷ lệ lạm phát tăng lên và sự lưu chuyển của dòng vốn có thể xuất hiện dao động, các nhà hoạch định chính sách ở đa số nước Đông Á cần phải xem xét điều chỉnh chính sách tiền tệ nới lỏng của mình.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |