Bà Ngụy Linh, Giám đốc Sở Nghiên cứu châu Á thuộc Học viện Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, trong 25 năm qua, quan hệ Trung Quốc – ASEAN đã có những thay đổi căn bản. Sự phát triển quan hệ Trung Quốc – ASEAN mang lại 3 gợi ý quan trọng. Bà nói:
"Trước hết, phải chiếu cố tới mức độ hài lòng của các bên khi phát triển quan hệ, điều này đặc biệt quan trọng khi nước lớn quan hệ với nước nhỏ. Thứ hai là hợp tác thiết thực, hợp tác này mang lại những lợi ích phát triển thực sự cho cả hai bên, để người dân bình thường chứng kiến những lợi ích và thành quả do hợp tác mang lại. Thứ ba là giữ thái độ cởi mở".
Hiện nay, quan hệ Trung Quốc – ASEAN đang từ thời kỳ trưởng thành bước vào thời kỳ chín muồi, hơn nữa, khu vực này là khu vực mà lợi ích của các nước lớn chồng chéo đan xen nhiều nhất. Ông Hứa Lợi Bình, nhà nghiên cứu kỳ cựu về vấn đề Đông Nam Á của Viện Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, quan hệ Trung Quốc – ASEAN từ thời kỳ trưởng thành bước vào thời kỳ chín muồi cần có một quá trình "cọ xát", điều quan trọng nhất trong quá trình này là phải loại trừ quấy nhiễu địa chính trị, loại trừ ngôn luận "Mối đe dọa từ Trung Quốc" trong tưởng tượng, tiếp tục tăng cường sự tin cậy lẫn nhau về chính trị. Ông nói:
"Vì cùng với nhịp bước nhất thể hóa ASEAN được đẩy nhanh, cơ chế hợp tác giữa ASEAN và các khu vực hữu quan chín muồi, ASEAN ngày càng trở thành tiêu điểm quan tâm của toàn cầu, khiến một số nước lớn ngoài khu vực không ngừng tăng cường tầm ảnh hưởng tại khu vực này. Thực ra, một số điểm nóng trong khu vực không ngừng nóng lên trong thời gian trước có liên quan chặt chẽ tới sự quấy nhiễu địa chính trị này. Chúng tôi mong sự quấy nhiễu này không ảnh hưởng tới hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN, và mong tiếp tục tăng cường sự tin cậy lẫn nhau về chính trị giữa hai bên".
Khi đề cập tới sự phát triển của quan hệ Trung Quốc – ASEAN trong tương lai, bà Ngụy Linh cho rằng, nên coi việc xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc – ASEAN là mục tiêu cơ bản và tôn chỉ, hai bên nên đưa phát triển và hợp tác cùng có lợi lên vị trí hàng đầu. Về mặt chiến lược, hai bên đang tiến hành tham vấn về "Bộ Quy tắc ứng xử trên Nam Hải", việc Trung Quốc và các nước láng giềng ASEAN đang bàn thảo ký kết hiệp ước hữu nghị và hợp tác cũng sẽ mang lại cơ hội mới cho phát triển quan hệ song phương.
Trung Quốc đã đề xuất nên xây dựng trụ cột mới về quan hệ xã hội và nhân văn giữa Trung Quốc và ASEAN trong tương lai, và coi giáo dục và du lịch là lĩnh vực ưu tiên. Bà Ngụy Linh cho rằng, trước kia Trung Quốc chủ yếu đặt trọng điểm vào lĩnh vực kinh tế khi hợp tác với ASEAN và tham gia hợp tác khu vực, còn việc tăng cường giao lưu hợp tác trong lĩnh vực du lịch và giáo dục có nghĩa là nắm bắt lòng dân, nắm bắt tương lai.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |