Ngày 12/7, Tòa trọng tài Nam Hải thành lập theo yêu cầu của Phi-li-pin đã công bố "phán quyết" gây tổn hại nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc kiên quyết phản đối việc này, quyết không công nhận và không chấp nhận. Cố vấn Quốc vụ viện, Giáo sư Học viện Quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân Trung Quốc Thời Ân Hoằng đã phân tích tình hình sau khi công bố phán quyết.
Sự can thiệp của các thế lực ngoài khu vực khiến tình hình Nam Hải hiện nay "sóng to gió lớn". Báo giới Mỹ đưa tin, 7 tàu chiến Mỹ bao gồm tàu sân bay Ri-gân tập kết tại Nam Hải, trong đó có ba tàu khu trục nhiều lần "lặng lẽ tiếp cận" các đảo và bãi đá của Trung Quốc trong hai tuần vừa qua, mưu toan gây sức ép với Trung Quốc. Giáo sư Thời Ân Hoằng cho biết, mặc dù đối đầu về chiến lược, nhưng Trung Quốc và Mỹ hoàn toàn có thể kiểm soát rủi ro xung đột quân sự. Ông nói:
"Tôi cho rằng rủi ro lớn, đặc biệt là rủi ro về Trung Quốc và Mỹ xảy ra xung đột quân sự tại Nam Hải là hoàn toàn có thể kiểm soát. Trên thực tế, cùng với sự đối đầu chiến lược, cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ tại Nam Hải trong hai năm gần đây ngày càng quyết liệt, Trung Quốc và Mỹ đã đạt được thỏa thuận về phòng ngừa xung đột quân sự tại Nam Hải, theo tôi, triển vọng về tránh được khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ là rất tích cực. Mặc dù Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình tại Nam Hải, nhưng Trung Quốc luôn tận khả năng tránh xảy ra xung đột quân sự với nước Đông Nam Á ven biển và các nước đương sự trong tranh chấp Nam Hải với Trung Quốc. Trung Quốc còn sẽ tiếp tục nỗ lực về mặt này".
Cùng với sức mạnh nhà nước được nâng cao, sự có mặt và ảnh hưởng của Trung Quốc tại Nam Hải không ngừng được tăng cường, về điều này, có phân tích cho rằng, các nước có yêu sách với Nam Hải như Việt Nam, Phi-li-pin và Ma-lai-xi-a lấy làm "nghi ngờ và lo sợ" là phản ứng bình thường. Giáo sư Thời Ân Hoằng cho biết, sự bất đồng giữa các nước liên quan trong vấn đề Nam Hải vẫn sẽ tồn tại lâu dài. Ông nói:
"Ngoài Phi-li-pin ra, đến nay hầu như không có nước Đông Nam Á ven biển nào đứng ra tuyên bố ủng hộ Phi-li-pin, phản đối Trung Quốc. Tóm lại, sự mâu thuẫn, bất đồng và có lúc đối đầu trong vấn đề Nam Hải giữa Trung Quốc và Phi-li-pin cũng như các nước Đông Nam Á ven biển khác sẽ tồn tại lâu dài".
Có học giả đề xuất, Trung Quốc cần phải trở thành nước chủ yếu có thể cung cấp sản phẩm công cộng "an toàn, an ninh và thông suốt hàng hải" cho các nước trong khu vực Nam Hải và các nước khác liên quan lợi ích. Hiện nay, sản phẩm công cộng như vậy tương đối ít, sau này cần tăng với mức lớn. Về điều này, Giáo sư Thời Ân Hoằng cho rằng, việc tăng thêm sản phẩm công cộng có lợi cho duy trì quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, tuy nhiên không thể giảm bớt sự bất đồng với các nước đương sự liên quan tranh chấp. Ông nói:
"Cung cấp một số sản phẩm công cộng khác tại Nam Hải có lẽ có lợi cho việc nâng đỡ quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, nhưng sự bất đồng lớn nhất, đó là tranh chấp lãnh thổ trên biển và vùng đặc quyền kinh tế trên vùng biển chồng lấn sẽ không giảm bớt về thực chất".