![]() |
|
![]() |
![]() |
Nghiên cứu viên hàng đầu về vấn đề ASEAN của Trung tâm Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Hứa Lợi Bình phân tích rằng, sự leo thang của vấn đề Nam Hải không những làm tổn hại lợi ích chung của Trung Quốc và ASEAN, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trong tương lai.
"Chính do vụ trọng tài Nam Hải, khiến một số sáng kiến hợp tác, quy hoạch hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN trong một hai năm gần đây bị tác động. ASEAN muốn hoàn thành xây dựng Cộng đồng từ năm 2015 đến năm 2025, điểm cốt lõi của Cộng đồng này chính là kết nối, trong khi công trình chủ chốt của kết nối là xây dựng cơ sở hạ tầng, hơn nữa việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần sự hỗ trợ to lớn về nguồn vốn, công nghệ, nhân lực Trung Quốc có kinh nghiệm phong phú về mặt này, và có nguồn vốn dồi dào, đây là điều mà ASEAN rất cần. Do vụ tranh chấp Nam Hải đã tác động đến hợp tác".
Vấn đề Nam Hải vốn đã phức tạp lại trở nên càng tồi tệ hơn do sự can thiệp của bên thứ ba, ông Hứa Lợi Bình cho biết, quan hệ song phương giữa Trung Quốc và các nước liên quan của ASEAN cũng sẽ bị tác động bởi thái độ của những nước này đối với "kết quả phán quyết".
Vụ trọng tài Nam Hải phương hại tới lực hướng tâm và sức gắn kết của ASEAN trong tiến trình nhất thể hóa, phương hại quy tắc và trình tự sẵn có của ASEAN, cũng phương hại tới an ninh khu vực của ASEAN. Giáo sư Hứa Lợi Bình phân tích sâu hơn cho rằng, vấn đề Nam Hải leo thang có lợi cho Mỹ nhúng tay vào Nam Hải, tống tiền ASEAN trong vấn đề an ninh, thực hiện chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương, trong khi đó ASEAN sẽ vì thế mà trở thành quân cờ của Mỹ.
"Mỹ mưu toan coi ASEAN là một quân cờ trong thúc đẩy chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương, mưu toan coi Nam Hải là mặt bằng quan trọng thúc đẩy chiến lược, trên thực tế điều này không phù hợp với lợi ích chung của ASEAN. Bởi vì nhu cầu thực sự của các nước ASEAN là phát triển, chứ không phải về mặt an ninh. Các nước hiểu rõ rằng, Trung Quốc không có khả năng chủ động xâm lược họ, lịch sử, hiện thực và tương lai đều sẽ chứng minh điều này. Các nước ASEAN hiểu rất rõ việc này. Tuy nhiên do sức răn đe của Mỹ, khiến một số nước ASEAN buộc phải đứng về phía Mỹ về mặt an ninh. Đây tuyệt đối là một sự phương hại đối với nhất thể hóa ASEAN và hợp tác an ninh ASEAN. Bởi vì ASEAN thi hành chiến lược cân bằng giữa các nước lớn. Về mặt an ninh, các nước ASEAN cũng không nên lựa chọn đứng về bên nào. Nếu lựa chọn đứng về bên nào, toàn bộ dựa vào Mỹ, đứng hẳn về phía Mỹ, là không phù hợp với lợi ích chung của khu vực ASEAN. Sự leo thang của vấn đề Nam Hải khiến Mỹ tiếp tục tống tiền ASEAN trong vấn đề an ninh, là sự phương hại to lớn cho Cộng đồng An ninh ASEAN".
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |