Ngày 5/7, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, sau khi Phi-li-pin đơn phương đưa vấn đề Nam Hải lên toà trọng tài quốc tế, ngày càng nhiều nước ủng hộ lập trường kiên trì giải quyết hòa bình vấn đề Nam Hải thông qua đàm phán và hiệp thương của Trung Quốc.
Phó Giám đốc Học viện Luật pháp quốc tế Đại học Chính pháp Trung Quốc, Giáo sư Lý Cư Thiên cho rằng, cộng đồng quốc tế sở dĩ ủng hộ phương thức giải quyết vấn đề của Trung Quốc là vì phương thức tìm kiếm đàm phán và hiệp thương của Trung Quốc phù hợp quy định của luật pháp quốc tế. Ông nói:
"Do trong tuyên bố năm 2006, Trung Quốc đã gạt bỏ phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài và các phương thức tư pháp khác, lập trường của Trung Quốc luôn là giải quyết tranh chấp liên quan bằng phương thức đàm phán song phương, cách làm của Trung Quốc phù hợp quy định của 'Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển', phù hợp quy định của luật pháp quốc tế, đây là một nguyên nhân chủ yếu vì sao có nhiều nước ủng hộ Trung Quốc".
Điều khiến mọi người lấy làm tiếc là, ngày 29/10/2015, tòa trọng tài được thành lập theo yêu cầu của Phi-li-pin đưa ra phán quyết, xét định có quyền tài phán đối với một số đòi hỏi của Phi-li-pin, đồng thời quyết định xem xét chung vấn đề quyền tài phán đối với các hạng mục trọng tài khác với vấn đề thực thể của vụ án. Sở dĩ tòa trọng tài có thể tùy tiện mở rộng quyền tài phán, Giáo sư Lý Cư Thiên cho rằng, đằng sau là do Phi-li-pin đã giở trò trong kỹ thuật pháp lý. Ông nói:
"Xét về luật pháp quốc tế mà nói, ngoài một số nội dung như hiệp ước ra, còn có thông lệ quốc tế, nguyên tắc pháp lý thông thường, bao gồm thông qua đàm phán hoặc hiệp thương song phương để giải quyết tranh chấp mà Trung Quốc nhấn mạnh, đây cũng là điều mà luật pháp quốc tế quy định hoặc cho phép. Về 'Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển', quy định của 'Công ước' thực ra không liên quan gì đến tranh chấp lãnh thổ, vì vậy, cách làm của Phi-li-pin là đánh tráo tranh chấp lãnh thổ thành tranh chấp quyền lợi biển, xét về góc độ kỹ thuật pháp lý, vấn đề này đã thay đổi".
Giáo sư Lý Cư Thiên cho rằng, sở dĩ hiệp thương và đàm phán được cho là giải pháp hiệu quả và hiện thực nhất cho vấn đề Nam Hải là dựa trên phán đoán đối với các vụ án tương tự trên thế giới.
"Cách thức giải quyết tranh chấp là rất đa dạng, thế nhưng giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và hiệp thương song phương là không dễ gây tranh chấp về sau nhất. Bất kể là trọng tài hay phán quyết tư pháp, đều là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp, nếu hai bên đều chấp nhận thì phương thức này là hiệu quả, nhưng vấn đề là phương thức này có thể mang lại vấn đề mới, vì vậy cần giải quyết vấn đề bằng phương thức bàn thảo hoặc đàm phán. Như vụ trọng tài Nam Hải là do Phi-li-pin đơn phương đưa ra, Trung Quốc không chấp nhận, điều này có nghĩa nó vẫn là một tranh chấp, vẫn không thể giải quyết thỏa đáng vấn đề hiện nay".