![]() |
|
![]() |
![]() |
Hiện nay, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã từ hai con số năm 2010 sụt giảm tới 6,7% trong quý 1 năm nay, đây là lần đầu tiên kinh tế sụt giảm liên tục trong thời gian dài như vậy kể từ sau ngày cải cách mở cửa đến nay. Về việc này, chuyên gia kinh tế nổi tiếng, cựu Phó Chủ tịch kiêm chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới Lâm Nghị Phu cho rằng, ngoài nguyên nhân thể chế cơ chế ra, kinh tế Trung Quốc sụt giảm còn chịu tác động sâu sắc của nhân tố môi trường quốc tế. Ông nói:
"Nói chung, chúng ta biết các nước phát triển còn chưa thực sự thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế từ sau năm 2008, các nước châu Âu thực ra vẫn đang tăng trưởng bên rìa giảm phát, kinh tế Nhật cũng đang liên tục sụt giảm".
Ông Lâm Nghị Phu nói rằng, sau năm 2010, các nước đang phát triển khác, ví dụ như kinh tế của bốn nước Nhóm BRIC đều phổ biến sụt giảm, còn một số nền kinh tế có mức tăng trưởng cao và tỉ lệ xuất khẩu lớn, chẳng hạn như Xin-ga-po, Hàn Quốc, v.v cũng bắt đầu sụt giảm về tăng trưởng kinh tế, mức độ sụt giảm phổ biến còn lớn hơn Trung Quốc. Nhìn về tương lai, môi trường tăng trưởng bên ngoài vẫn khá ảm đạm.
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn, ông Lâm Nghị Phu còn cho biết, Trung Quốc còn có khá nhiều nguồn lực đầu tư có thể tận dụng, nhìn về lâu dài, kinh tế Trung Quốc duy trì tăng trưởng trên 6,5% trong thời gian Quy hoạch 5 năm lần thứ 13 hoàn toàn không thành vấn đề. Ông nói:
"Nói một cách tương đối, nợ lũy kế của chính quyền địa phương và Trung ương chiếm chưa đến 60% GDP, còn ở vào mức khá thấp trên thế giới. Bởi vậy vẫn còn không gian rất lớn để sử dụng chính sách tài chính tích cực, ngoài ra tỉ lệ gửi tiết kiệm tư nhân chiếm gần 50% GDP, là nước có tỉ lệ gửi tiết kiệm cao nhất trên thế giới. Mặt khác, chúng ta còn có 3.400 tỉ USD dự trữ ngoại hối. Theo Báo cáo công tác Chính phủ, Trung Quốc có tiềm năng phát triển mạnh và bền vững, có đủ công cụ chính sách dự trữ có thể dùng, tôi tin rằng sử dụng tốt các công cụ chính sách, duy trì tăng trưởng trên 6,5% không thành vấn đề".
Đề cập đến việc sẽ làm thế nào sâu sắc cải cách kết cấu khung cung ứng trong tương lai, chuyên gia kinh tế nổi tiếng Chu Thiên Dũng cũng nêu một số ý kiến tại Diễn đàn. Ông nói:
"Tôi thấy nhất định phải giảm thuế, nhất định phải giảm lãi suất cho vay, nếu không kinh tế thực ngành chế tạo sẽ không sao hoạt động; hai là, vì sao hiện nay đầu tư của doanh nghiệp dân doanh sụt giảm và đổ ra nước ngoài, bởi vì khu vực ngành chế tạo truyền thống dư thừa, nhưng ngành dịch vụ khu vực tăng trưởng như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, dưỡng lão, du lịch, v.v lại chưa mở cửa; ba là, đổi mới sáng tạo, cần có công nghệ đột phá, như xa lộ thông tin năm xưa của Mỹ; bốn là tăng cường mở cửa đối ngoại".
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |