Ngày 14/6 là Ngày Các-bon thấp Trung Quốc lần thứ 4, Hội nghị Hợp tác quốc tế về kinh tế xanh và ứng phó biển đổi khí hậu lần thứ 2 cùng ngày đã khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Các bên tham dự Hội nghị đã khẳng định "Hiệp ước Pa-ri" được thông qua vào cuối năm ngoái cũng như những nỗ lực của Trung Quốc trong việc ứng phó biến đổi khí hậu. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc Trương Dũng cho biết, Trung Quốc sẽ áp dụng nhiều biện pháp giảm phát thải các-bon, trong đó bao gồm tăng nhanh xây dựng "Điều lệ quản lý giao dịch quyền phát thải các-bon".
Phát biểu tại Hội nghị, người sáng lập Dự án Thực tế khí hậu, cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore cho biết,
"Chính phủ Trung Quốc đã phát huy vai trò mẫu mực trên toàn thế giới. Nhân dân Trung Quốc cũng chú ý đến sáng tạo, tôi cũng muốn cám ơn các doanh nghiệp Trung Quốc đã sản xuất các sản phẩm như tấm pin năng lượng mặt trời, máy phát điện gió và các máy móc và thiết bị tiết kiệm điện, ngoài ra còn có các sản phẩm khác như pin, xe đạp điện, v.v., các sản phẩm này hết sức quan trọng đối với việc ứng phó cuộc khủng khoảng biến đổi khí hậu toàn cầu".
Trung Quốc hiện là nước có lượng phát thải các-bon lớn nhất thế giới. Những năm qua, Trung Quốc đã áp dụng rất nhiều biện pháp giảm phát thải các-bon, trong đó bao gồm tăng cường sát hạch mục tiêu và trách nhiệm về cường độ phát thải các-bon, xây dựng thí điểm phát thải các-bon thấp, ưu hóa kết cấu năng lượng, v.v.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc Trương Dũng cho biết, "Quy hoạch 5 năm lần thứ 13" là thời kỳ then chốt thực hiện các mục tiêu hành động kiểm soát lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính đến năm 2020 của Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp như phát triển ngành công nghiệp tái chế, xanh và các-bon thấp, tìm kiếm mô hình mới phát triển các-bon thấp, đẩy nhanh hình thành cơ chế mới giảm phát thải các-bon thị trường hóa, v.v., ngoài ra, còn sẽ tăng nhanh xây dựng "Điều lệ quản lý giao dịch quyền phát thải các-bon". Ông nói:
"Bước tới, chúng tôi sẽ tăng nhanh xây dựng 'Điều lệ quản lý giao dịch quyền phát thải các-bon' và các quy định chi tiết về thực thi Điều lệ, tăng cường sự nâng đỡ về pháp lý cho hoạt động giao dịch phát thải các-bon, bảo đảm việc khởi động vận hành thị trường giao dịch quyền phát thải các-bon trong cả nước vào năm 2017".
Các nước đang phát triển từ trước đến nay đều có yêu cầu cấp thiết đối với sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật của các nước phát triển cho việc giảm phát thải trong nước. Là nước có lượng phát thải các-bon lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là nước đang phát triển lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng đang tích cực tìm kiếm hợp tác với bên ngoài. Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung – Mỹ năm 2016 diễn ra mới đây đã đạt được 39 thành quả trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và hợp tác năng lượng, thu hút sự quan tâm của bên ngoài. Đặc phái viên Trung Quốc về biến đổi khí hậu, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc Giải Chấn Hoa lấy Nhóm công tác chung Trung – Mỹ về biến đổi khí hậu làm ví dụ, cho biết Trung Quốc và Mỹ đã có 10 lĩnh vực hợp tác ưu tiên, sự hợp tác như vậy đã mang lại kết quả ưu đãi lẫn nhau, cùng có lợi và cùng thắng.
"Trung Quốc đã học được rất nhiều công nghệ và kinh nghiệm tốt từ các đồng nghiệp Mỹ trong quá trình hợp tác. Những hợp tác này chủ yếu tiến hành giao lưu qua các hình thức như chia sẻ kinh nghiệm, nghiên cứu phát triển công nghệ, hợp tác kỹ thuật, trao đổi nhân viên, khảo sát thực địa, v.v., cung cấp sự hỗ trợ bổ ích cho sự phát triển của các ngành nghề trong các lĩnh vực liên quan giữa hai nước".