![]() |
|
![]() |
![]() |
Về việc này, người phụ trách hữu quan của Tổng Công ty Đường sắt Trung Quốc đã đáp lại báo giới bằng văn bản cho rằng, thông tin của phương tiện truyền thông In-đô-nê-xi-a không đúng sự thực, sau khi chính thức khởi công, việc xây dựng đường sắt cao tốc Gia-các-ta-Băng-đung tiến triển thuận lợi.
Mặc dù tin về dự án đường sắt cao tốc Gia-các-ta-Băng-đung gặp trắc trở sau khi khởi công không đúng với sự thực, song điều cần phải nhìn thấy là, dự án kể từ ngày ra đời quả đã gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài dự án đường sắt cao tốc Gia-các-ta-Băng-đung ra, đường sắt Trung Quốc trong quá trình đi ra nước ngoài cũng không phải thuận buồm suôi gió. Liên quan việc này, Ông Bạch Minh, Phó Giám đốc Ban Nghiên cứu thị trường quốc tế Viện Nghiên cứu Hợp tác Kinh tế Thương mại quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, dự án xây dựng đường sắt cao tốc là một công trình hệ thống quy mô khá phức tạp về trình độ kỹ thuật, trong quá trình "đi ra nước ngoài" phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức lớn là điều bình thường, cần phải đối xử với tâm trạng bình thường, bên cạnh đó cần có phương án ứng phó.
Những năm gần đây, song song với Trung Quốc tăng cường hơn nữa đầu tư tại nước ngoài, nhất là kể từ thực thi sáng kiến "Một vành đai một con đường" đến nay, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng nhanh hơn nữa nhịp bước đầu tư vào các nước dọc tuyến "Một vành đai một con đường". Số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy, năm 2015, doanh nghiệp Trung Quốc tổng cộng đã đầu tư trực tiếp tại 49 nước liên quan tới "Một vành đai một con đường", vốn đầu tư lên tới 14 tỷ 820 triệu đô-la Mỹ, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư. Thế nhưng, trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc giành cơ hội lớn trong việc đi vào các nước dọc tuyến "Một vành đai một con đường", chắc chắn cũng sẽ gặp phải không ít khó khăn.
Chủ nhiệm Phòng Hợp tác quốc tế Sở Nghiên cứu kinh tế đối ngoại của Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc Trương Kiến Bình cho biết, các nước dọc tuyến "Một vành đai một con đường" xuyên châu lục Á-Âu, tình hình chính trị và an ninh xã hội của một số nước chưa thể khiến người ta hài lòng. Đối với việc đầu tư và mở dự án lớn tại nước ngoài mà nói, làm thể nào để tránh rủi ro đã trở thành vấn đề phải đối mặt hiện nay.
Ông Bạch Minh kiến nghị, doanh nghiệp không những phải "đi ra nước ngoài", mà còn phải "đi tới nước ngoài". Công tác quản lý tại địa phương của doanh nghiệp phải tiếp cận người dân nhiều hơn, tận dụng đầy đủ và tận dụng tốt tài nguyên địa phương, đồng thời còn phải duy trì sự tương tác tốt đẹp với bộ ngành chính quyền địa phương.
Chuyên gia còn cho rằng, việc "đi ra nước ngoài" không thể chỉ dựa vào tinh thần "chiến đấu một mình" của doanh nghiệp, chính ngoại giao kinh tế cấp quốc gia là điều càng quan trọng hơn. Trong đó bao gồm các phương thức như: Ký Hiệp định thương mại tự do, thiết lập quan hệ tài chính liên ngân hàng, dành tiện lợi thương mại cho nhau, v.v, qua đó để thực hiện phép chia có số dư lớn nhất là cùng có lợi cùng thắng, hỗ trợ doanh nghiệp "đi ra nước ngoài " với chất lượng cao hơn.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |