![]() |
|
![]() |
![]() |
Dư thừa công suất đã trở thành vấn đề nổi cộm trở ngại phát triển kinh tế của Trung Quốc, trực tiếp khiến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống. Trong hai ngành dư thừa công suất nghiêm trọng là gang thép và than đá, lợi nhuận giảm rõ rệt hơn. Phó Chủ tịch Quỹ Nghiên cứu phát triển Trung Quốc Lưu Thế Cẩm nói:
"Trong hai lĩnh vực gang thép, than đá, dư thừa công suất đều lên tới trên 30%, do vậy, cung lớn hơn cầu, một số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất hoặc ngừng một phần, thua lỗ lâu dài, nợ nhiều hơn vốn, chủ yếu dựa vào trợ cấp tài chính, hoặc tiếp tục vay ngân hàng mới có thể duy trì hoạt động, những doanh nghiệp như vậy chúng tôi gọi là 'doanh nghiệp thây ma' ".
Ngoài gang thép và than đá ra, các ngành xi măng, kính, a-lu-min nhôm, dầu mỏ và hóa dầu, kim loại màu đều phổ biến tồn tại hiện tượng dư thừa công suất, rất nhiều doanh nghiệp nắm giữ nhiều tài nguyên, đã kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển kinh tế mới. Xét về ngắn hạn, loại bỏ năng lực sản xuất dư thừa sẽ mang lại áp lực suy giảm cho tăng trưởng kinh tế và nguồn thu ngân sách địa phương. Khi đối mặt với quyết định đào thải năng lực sản xuất dư thừa của Nhà nước, Chính quyền địa phương và doanh nghiệp đều khó tránh khỏi cảm thấy "đau đến tận xương tủy".
Song, năng lực sản xuất dư thừa không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Trên thực tế, những doanh nghiệp năng lực sản xuất dư thừa phần lớn đều mắc nhiều nợ, quan hệ giữa chủ nợ và khoản nợ của một số doanh nghiệp rất phức tạp, xử lý không tốt còn gây nên phản ứng dây chuyền. Ngoài ra, có số ngành thuộc diện dư thừa mang tính kết cấu, tức "cấp thấp thì dư thừa, cấp cao thì thiếu hụt", trong những ngành dư thừa thuộc diện này cũng có doanh nghiệp hoạt động tốt sản phẩm có nhu cầu thị trường lớn mạnh, nếu cùng áp dụng một biện pháp như "hạn chế vay tiền", "cắt lương thực" để thúc đẩy giải quyết năng lực sản xuất dư thừa, ngược lại sẽ ảnh hưởng đến việc nâng cấp, chuyển đổi mô hình công nghiệp. Ngoài ra, ngành năng lực sản xuất dư thừa phần lớn là ngành thâm dụng lao động, có nhiều lao động. Về việc này, Phó Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc Vương Nhất Minh kiến nghị:
"Trong tình hình này, chúng ta cần có lòng dũng cảm, dám đối mặt và cũng phải nắm bắt tốt phương pháp xử lý năng lực sản xuất dư thừa, có thể sáp nhập và tái cơ cấu thì cố gắng ít để thanh toán phá sản, áp dụng cách xử lý ôn hòa hơn, trong trường hợp doanh nghiệp buộc phải phá sản, thì cần phải làm tốt việc tái tạo việc làm, đào tạo lại, sắp xếp lại cho công nhân viên chức, nhất định phải xử lý ổn thỏa gánh nợ ngân hàng, giảm tối đa sự bấp bênh".
Hội nghị Công tác kinh tế Trung ương Trung Quốc đưa ra, tích cực giải quyết ổn thỏa năng lực sản xuất dư thừa, thì phải tận khả năng sáp nhập và tái cơ cấu nhiều hơn, ít thanh toán phá sản. "Loại bỏ năng lực sản xuất dư thừa" tức là điều chỉnh kết cấu công nghiệp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Tiểu ban lãnh đạo Tài chính Trung ương Trung Quốc Dương Vĩ Dân kiến nghị:
"Giải quyết năng lực sản xuất dư thừa, xử lý 'doanh nghiệp thây ma', cũng có nghĩa là cung cấp không gian thị trường tốt hơn cho các doanh nghiệp hoạt động tốt, doanh nghiệp hoạt động tốt sẽ nhìn thấy tương lai là có hy vọng, một khi kinh doanh có lãi, sẽ có năng lực, sau đó sẽ có thể cải tạo trang thiết bị, mới có thể thực hiện nâng cao chất lượng tăng cường hiệu quả".
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |