Ông Phi-lít Giôn-xơn cho rằng trong 15 năm thành lập Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi, hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá đã thu được bước phát triển vượt bậc. Về chính trị, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước châu Phi và Liên minh châu Phi không ngừng được tăng cường. Về kinh tế, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi. Năm 2000, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và châu Phi chưa tới 10 tỷ USD, đến năm 2012 con số này đã tăng lên đến 220 tỷ USD. Đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi cũng tăng trưởng rất nhanh, tính đến năm 2014 tổng mức đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi đạt 30 tỷ USD.
Ngoài hợp tác về chính trị và kinh tế ra, ông Phi-lít Giôn-xơn còn đặc biệt đề cập tới những tiến bộ đạt được trong giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và châu Phi.
Trong 15 năm qua, kinh tế châu Phi luôn giữ mức tăng trưởng cao hơn mức bình quân của thế giới. Ông Phi-lít Giôn-xơn cho rằng, Trung Quốc đã đóng góp to lớn cho việc này thông qua đầu tư tại châu Phi, đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng của châu Phi.
"Đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, ngành khai khoáng và công nghiệp. Cơ sở hạ tầng của châu Phi yếu kém, phát triển cơ sở hạ tầng là điều bức xúc nhất của lục địa châu Phi, bởi vậy việc Trung Quốc đầu tư và hợp tác về cơ sở hạ tầng của châu Phi là điều cực kỳ quan trọng".
Phần lớn các nước châu Phi đều từng là thuộc địa của châu Âu. Ông Phi-lít Giôn-xơn cho rằng, hợp tác và viện trợ cho châu Phi của rất nhiều nước châu Âu vẫn dựa trên phương thức của thời kỳ hậu thuộc địa, họ bỏ tiền vào châu Phi để đổi lại những tài nguyên mà họ cần, không giúp gì cho sự phát triển của châu Phi, hơn thế nữa những thứ mà họ lấy đi luôn được che đậy dưới những vỏ bọc bóng nhoáng. Trong khi đó, người Trung Quốc đến châu Phi bằng phương thức hiệp thương bình đẳng, theo đuổi cùng có lợi cùng thắng, tất cả các vấn đề đều được đưa bàn bạc.
Thế nhưng, các công ty Trung Quốc khi đầu tư và hợp tác tại châu Phi cũng gặp phải một số vấn đề, chẳng hạn như sự khác biệt về văn hoá, không am hiểu chính sách địa phương ở châu Phi, như vậy rất dễ dẫn đến một số mâu thuẫn và hiểu nhầm. Tuy nhiên, ông Phi-lít Giôn-xơn cũng cho rằng, do người Trung Quốc tuân thủ quan niệm tôn trọng, ưu đãi lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi, nên thông qua hiệp thương đều có thể giải quyết những vấn đề này.
Tại Hội nghị cấp Bộ trưởng và Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi sắp tới, lãnh đạo các nước Trung Quốc và châu Phi sẽ tiếp tục thảo luận về hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, nông nghiệp, công nghệ, quân sự, v.v, và sẽ nâng hợp tác trong các lĩnh vực này lên tầm cao mới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |