Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 10 đã diễn ra vào ngày 22/11 tại Cu-a-la Lăm-pơ, Thủ đô Ma-lai-xi-a, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tham dự hội nghị, trình bày tường tận nhận xét và chủ trương của Trung Quốc đối với hướng phát triển trong tương lai của Hội nghị Cấp cao Đông Á, đồng thời đề xuất sáng kiến 5 điểm về giữ gìn hòa bình và ổn định của Nam Hải. Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu lập trường và chủ trương của Trung Quốc.
Sáng kiến 5 điểm của Thủ tướng Lý Khắc Cường gồm: Một là, các nước cam kết tuân thủ tôn chỉ và nguyên tắc của "Hiến chương Liên Hợp Quốc", bảo vệ thành quả của Thế chiến thứ hai và giữ gìn trật tự sau chiến tranh, quý trọng hòa bình có được không dễ dàng, cùng giữ gìn hòa bình và ổn định của quốc tế và khu vực trong đó bao gồm khu vực Nam Hải. Hai là, các nước có chủ quyền liên quan trực tiếp cam kết, giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền quản lý bằng phương thức hòa bình thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị căn cứ vào nguyên tắc Luật quốc tế, trong đó bao gồm "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển" năm 1982. Ba là, Trung Quốc và các nước ASEAN cam kết thực thi toàn diện, hữu hiệu và trọn vẹn "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải", đẩy nhanh thương thảo "Bộ Quy tắc về ứng xử trên Nam Hải", sớm đạt được Bộ Quy tắc này trên cơ sở hiệp thương nhất trí, đồng thời áp dụng biện pháp để không ngừng hoàn thiện việc xây dựng cơ chế tin cậy hợp tác khu vực. Bốn là, các nước ngoài khu vực cam kết tôn trọng và ủng hộ sự nỗ lực giữ gìn hòa bình và ổn định của các nước trong khu vực, không áp dụng hành động làm căng thẳng tình hình trong khu vực. Năm là, các nước cam kết thực thi và bảo vệ tự do hàng hải và hàng không trên biển Nam Hải theo Luật quốc tế.
Thứ trưởng Lưu Chấn Dân cho biết, tại Hội nghị Cấp cao Trung Quốc-ASEAN và Hội nghị Cấp cao Đông Á, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã trình bày lập trường và chủ trương về vấn đề Nam Hải của Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh tình hữu nghị truyền thống láng giềng hòa mục, chung sống hòa bình được xây dựng bằng phẩm chất đạo đức của các nước ASEAN qua câu chuyện điển tích về các chuyến vượt Tây Dương của Trịnh Hòa. Thứ trưởng Lưu Chấn Dân cho biết:
"Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh, Trung Quốc tích cực chủ trương thúc đẩy quỹ đạo kép về vấn đề Nam Hải, do các nước có chủ quyền liên quan tranh chấp trực tiếp giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và hiệp thương, hòa bình và ổn định của Nam Hải sẽ do Trung Quốc và các nước ASEAN cùng giữ gìn. Cách đây 600 năm, vùng biển này của chúng ta đã thực hiện hòa bình ổn định và tự do hàng hải, dĩ nhiên ngày hôm nay của 600 năm sau vẫn như thế".
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng trên hải đảo và bãi đá ở Nam Hải Trung Quốc, Thứ trưởng Lưu Chấn Dân cho biết, Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng trên các quần đảo Nam Sa thuộc quyền quản lý của mình là nhằm tạo điều kiện công tác và đời sống tốt hơn cho nhân viên trên các đảo và bãi đá, đây cũng là nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc nhằm tạo điều kiện để cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho các nước trong khu vực". Ông nói:
"Là một nước lớn trong khu vực, Trung Quốc có lợi ích quan trọng tại Nam Hải, về tất cả các mặt vận tải đường biển, ngư nghiệp, cứu trợ thiên tai v.v., Trung Quốc đều cần phải nâng cao năng lực về cung cấp dịch vụ cho tàu thương mại, ngư dân và các tàu thuyền khác trên Nam Hải, cần phải nâng cao năng lực ứng phó thiên tai. Không nên gắn việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo và bãi đá của Trung Quốc với quân sự hóa hải đảo, bãi đá và quân sự hóa biển Nam Hải, đây là một đề tài ảo và sai lầm", lập trường nhất quán của Chính phủ Trung Quốc là, Trung Quốc kiên quyết phản đối quân sự hóa Nam Hải".