Sách trắng nêu rõ, cho tới thập niên 50 thế kỷ 20, xã hội Tây Tạng vẫn nằm dưới sự thống trị của chế độ nông nô phong kiến chính giáo hợp nhất, chế độ đen tối tồn tại đã mấy trăm năm này đã bóp nghẹt nhân quyền, đày đọa nhân tính, là chế độ lạc hậu nhất trong xã hội nhân loại. Trải qua ba giai đoạn phát triển lịch sử quan trọng giải phóng hòa bình, cải cách dân chủ và thành lập khu tự trị, Tây Tạng đã thi hành chế độ tự trị khu vực dân tộc vào năm 1965. Từ đó, nhân dân Tây Tạng đã được hưởng quyền tự chủ quản lý công việc trong khu vực, đã đi lên con đường xã hội chủ nghĩa phát triển tiến bộ.
Phó Chủ tịch Khu tự trị Tây Tạng Duo-ji-ci-zhu (Dorji Tsju) cho biết, dưới chế độ tự trị khu vực dân tộc, phát triển kinh tế- xã hội của Tây Tạng không ngừng bước lên tầm cao mới, thực hiện bước nhảy vọt mới. Ông nói:
"Tây Tạng hiện nay, đã cơ bản xây dựng hệ thống giao thông vận tải tổng hợp chủ yếu là đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường ống dẫn khí đốt; xây dựng toàn diện hệ thống năng lượng kiểu mới chủ yếu là thủy điện, bổ khuyết cho nhau giữa các loại năng lượng như năng lượng địa nhiệt, năng lượng gió, năng lượng mặt trời v.v; từng bước xây dựng và kiện toàn hệ thống thông tin liên lạc hiện đại với cáp quang, vệ tinh, mạng in-tơ-nét".
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Phát triển và Cải cách Khu tự trị Tây Tạng Mã Tinh Lâm cho biết, từ khi thi hành tự trị khu vực dân tộc đến nay, việc thực thi một loạt chính sách ưu đãi đã nâng cao và cải thiện toàn diện trình độ văn hóa vật chất của nhân dân các dân tộc Tây Tạng, nhất là cuộc sống của nông dân và dân chăn nuôi đã có những thay đổi to lớn. Phó Chủ nhiệm Mã Tinh Lâm nói:
"Tây Tạng đã dẫn đầu cả nước về thi hành chế độ chăm sóc sức khoẻ miễn phí đối với nông dân và dân chăn nuôi. Con em nông dân và dân chăn nuôi được Nhà nước đài thọ chi phí đi học, kể cả tiền ăn, ở, sách vở, đồ dùng học tập v.v, hơn nữa che phủ suốt 15 năm từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông".
Hiện nay, chế độ y tế vùng nông nghiệp và chăn nuôi với cơ bản là chăm sóc sức khoẻ miễn phí đã che phủ toàn bộ dân số làm nông nghiệp và chăn nuôi. Khu tự trị Tây Tạng còn đã cơ bản giải quyết vấn đề nước sạch cho nông dân và dân chăn nuôi, đã thi hành thôn nào cũng có thể sử dụng điện thoại, xã nào cũng có thể sử dụng băng thông rộng, có gần 240 nghìn hộ nông dân và dân chăn nuôi đã sử dụng năng lượng khí sinh học (Biogas) sạch. Thu nhập của nông dân và dân chăn nuôi tăng lên rõ rệt, số người nghèo giảm mạnh.
Thành viên, Ban Mặt trận thống nhất Đảng uỷ Khu tự trị Tây Tạng Luo-bu-dun-zhu cho biết:
"Hiện nay Tây Tạng có 1787 cơ sở hoạt động tôn giáo, hơn 46 nghìn tăng ni, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tôn giáo của quần chúng theo đạo. Trong nhà người dân theo đạo ở Tây Tạng hầu như đều có kinh đường và khám thờ Phật, núi thần và đá thần Tây Tạng, đều có thể thấy phướn kinh và đống đá ma-ni có khắc kinh Phật, do vậy, hiện nay người dân Tây Tạng rất ủng hộ chính sách tôn giáo hiện hành, cũng rất hài lòng về chính sách tôn giáo của Đảng".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |