Ngày 7/12/1941, quân Nhật đã bất ngờ tấn công Hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng, phát động cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, và không đầy nửa năm chúng đã chiếm đóng khu vực Đông Nam Á.
Giáo sư Chu Vĩnh Sinh của Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng Nhật Bản xâm lược Đông Nam Á có nguyên nhân về nhiều mặt. Trên thực tế, quân Nhật xâm lược Đông Nam Á là một phần trong chiến lược toàn cầu của chúng. Trong Thế chiến thứ 2, Đức-Ý-Nhật đã hình thành trục Phát-xít, mưu toan chia cắt thế giới. Quân Nhật đã xây dựng chiến lược Bắc tiến, Tây tiến và Nam tiến, mục đích Nam tiến là chiếm đóng Đông Nam Á và khu vực tây-nam Thái Bình Dương. Giáo sư Chu Vĩnh Sinh cho rằng, Nhật Bản xâm lược Đông Nam Á có sự cân nhắc lâu dài.
"Xét từ góc độ bố cục thế giới mà nói, chúng muốn chiếm đóng Đông Nam Á và thành lập cái gọi là "Vành đai thịnh vượng chung Đại Đông Á". Về hướng Đông có thể đối trọng với Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, hướng Tây có thể tiếp tục tấn công và chiếm đóng Ấn Độ, sau đó sẽ hội tụ với Phát-xít Đức và Ý tại khu vực Trung Đông, buộc nước Anh phải khuất phục, sau đó dốc toàn lực đối phó với Mỹ, đây là một chiến lược lâu dài của Nhật Bản".
Quân Nhật xâm lược Đông Nam Á là hòng cướp bóc tài nguyên chiến lược của địa phương. Đông Nam Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào như dầu mỏ, cao su, lương thực, khoáng sản, v.v, hơn thế nữa khu vực này lúc bấy giờ có nguồn nhân lực với 150 triệu người. Quân Nhật xâm lược Đông Nam Á là hòng làm bá chủ mới của khu vực này. Các nước Đông Nam Á lúc đó lần lượt là thuộc địa của Pháp, Anh, Hà Lan và Mỹ. Nghiên cứu viên Ban Nghiên cứu quân sự thế giới của Viện Khoa học quân sự Trung Quốc Hạ Tân Thành cho rằng, Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, chiếm đóng khu vực Đông Nam Á là nhằm thiết lập một trận tự mới với trung tâm là Nhật Bản.
Đi sâu phân tích có thể nhận thấy, chủ nghĩa quân phiệt Nhật và chủ nghĩa Phát-xít là cội nguồn tội ác phát động chiến tranh xâm lược của Nhật Bản trong thời cận đại. Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc Trương Học Cương cho biết:
"Nguồn tài nguyên trên đảo Nhật Bản rất có hạn. Đối với Nhật Bản mà nói, muốn phát triển, muốn sinh tồn thì cần phải đi con đường bành trướng và chinh phục bên ngoài. Dưới sự thôi thúc của tâm trạng manh động này, Nhật Bản đã từng bước lên con đường phát triển chèn ép nước khác lấy cướp bóc để phát triển, lấy chiến tranh để mở rộng không gian sinh tồn của mình, như vậy đã khiến chúng đi lên con đường diệt vong không có ngày trở về, trở thành chủ nghĩa Phát-xít còn tàn nhẫn hơn ách thống trị thực dân của phương Tây, mất hết tính người và cuối cùng trở thành thế lực cực đoan chống lại loài người".
Sau Thế chiến thứ 2, Nhật Bản đã rút khỏi toàn bộ những lãnh thổ bị chúng xâm lược và xây dựng Hiến pháp Hoà bình. Điều 9 của Hiến pháp Hoà bình Nhật Bản quy định: "Nhật Bản vĩnh viễn từ bỏ quyền quốc gia phát động chiến tranh cũng như đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc tế, không có lực lượng Lục-Hải-Không quân cũng như các lực lượng chiến tranh khác, không công nhận quyền giao chiến của quốc gia". Hiện nay, thế lực cánh hữu Nhật Bản đang thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp Hoà bình phòng ngừa sự hồi sinh của chủ nghĩa quân Phiệt, đã dẫn đến sự quan ngại và cảnh giác của người dân Nhật Bản và các nước xung quanh.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |