• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Chiến trường Trung Quốc và Đông Nam Á trong chiến tranh chống Phát-xít của thế giới

    2015-08-25 13:51:58     cri
    Ngày 2/9 là kỷ niệm 70 năm Nhật Bản chính thức ký văn bản đầu hàng, cũng là Ngày Chiến thắng quân phiệt Nhật của nhân dân Trung Quốc và Ngày Chiến thắng Phát-xít của thế giới. Trong khi kỷ niệm thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, Trung Quốc và các nước trên thế giới dĩ nhiên cũng đã suy nghĩ lại  thảm họa và bài học đau đớn do chiến tranh mang lại cho xã hội loài người, khiến mọi người phải ghi nhớ lịch sử và trân trọng hòa bình nhiều hơn. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn loạt bài "Đông Nam Á sẽ không quên" xoay quanh đề tài giữa Thế chiến thứ hai với Đông Nam Á. Bắt đầu từ hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với quý vị và các bạn bài đầu trong loạt bài này nhan đề: Chiến trường Trung Quốc và Đông Nam Á trong chiến tranh chống Phát-xít của thế giới.

    Ngày 18/9/1931, Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược miền Đông Bắc Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc bắt đầu triển khai cuộc kháng chiến cục bộ, mở màn cho chiến tranh chống Phát-xít của thế giới. Ngày 7/7/1937, Nhật Bản gây ra "Sự biến ngày 7/7" tại Bắc Bình, phát động chiến tranh xâm lược toàn diện Trung Quốc, Trung Quốc bắt đầu cuộc kháng chiến chống Nhật trong toàn dân.

    Phó Giám đốc Trung tâm Nam Á-Đông Nam Á Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc Trương Học Cương cho biết:

    "Chiến tranh chống Nhật ở Trung Quốc là cuộc chiến chưa từng có trong lịch sử cả về quy mô và cường độ, số lượng thương vong của quân và dân Trung Quốc cũng là sự thương vong lớn nhất tại các nước và khu vực bị xâm lược. Cho nên có thể nói, cuộc kháng chiến của Trung Quốc là trụ cột vững vàng trên chiến trường chống Phát-xít của thế giới nhằm kiềm chế lực lượng chủ chốt của Nhật, thắng lợi trên chiến trường Trung Quốc cũng đã thúc đẩy chiến trường Đông Nam Á và Thái Bình Dương đi đến thắng lợi toàn diện".

    Tháng 12/1941, quân đội Nhật phát động cuộc chiến Thái Bình Dương, không đến nửa năm chúng đã chiếm đóng Đông Nam Á, trong tình hình Anh và Mỹ gặp bất lợi trong cuộc chiến, chiến trường Trung Quốc đã kiềm chế được phần lớn Lục quân và một phần khá lớn Hải quân của Nhật, đẩy lùi kế hoạch Nam tiến của quân xâm lược Nhật, đồng thời cũng khiến Liên Xô tránh được mối đe dọa nghiêm trọng là phải tác chiến với Đức và Nhật từ hai mặt phía Đông và phía Tây.

    Tháng 3/1942, quân đội Nhật chiếm đóng Y-an Gun, Thủ đô Mi-an-ma. Để phối hợp với phòng thủ mang tính chiến lược tại Đông Nam Á của Quân đồng minh Mỹ và Anh cũng như theo yêu cầu của Quân đồng minh, cho dù cuộc kháng chiến trong nước đang ở vào cảnh cực kỳ khó khăn, nhưng Trung Quốc đã cương quyết cử gần hàng trăm nghìn Quân viễn chinh và chia làm hai lần để đi vào Mi-an-ma tham gia tác chiến, giáng một đòn nặng nề vào quân xâm lược Nhật. Đầu năm 1943, Nhật Bản bắt đầu chuyển sang phòng thủ chiến lược trên chiến trường Thái Bình Dương, bức xúc cần có một lực lượng Lục quân lớn mạnh, thế nhưng quân chủ lực Lục quân của Nhật lúc đó đang lún sâu trên chiến trường Trung Quốc, nhờ đó đã tạo điều kiện tốt đẹp cho quân đội Mỹ triển khai cuộc phản công tại Thái Bình Dương và tiến tới giành thắng lợi trong cuộc chiến Thái Bình Dương. Nghiên cứu viên Ban Nghiên cứu Quân sự thế giới Viện Khoa học quân sự Trung Quốc Hạ Tân Chúc cho rằng, cuộc kháng chiến chống Nhật ở khu vực Đông Nam Á cũng là một phần quan trọng của Chiến tranh chống Phát-xít trên thế giới. Ông nói:

    Tại khu vực Đông Nam Á bị quân phiệt Nhật chiếm đóng, quần chúng nhân dân đã nổi dậy phản kháng rộng khắp, hơn thế nữa do hành vi nô dịch các dân tộc khác của quân phiệt Nhật còn tàn khốc và thậm tệ hơn so với các cường quốc phương Tây, cho nên đã dẫn đến cuộc đấu tranh chống Nhật ở các vùng dân tộc, bao gồm đấu tranh về các mặt chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa v.v, trong đó đấu tranh vũ trang là đấu tranh cấp cao nhất. Đấu tranh vũ trang đã lần lượt xuất hiện chiến tranh du kích rải rác khắp các nước Đông Nam Á như: Mi-an-ma, Việt Nam, Phi-li-pin và In-đô-nê-xi-a, trong đó chiến tranh du kích đã được triển khai khá tốt tại Phi-li-pin, song, điều mà mọi người đều biết và có ấn tượng sâu sắt nhất là cuộc đấu tranh chống Nhật của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>