Vì sao Chỉ Giang không mấy ai biết đến lại trở thành "nơi Nhật chấp nhận đầu hàng"? Giám đốc Nhà Kỷ niệm Nhật chấp nhận đầu hàng trong Chiến thắng cuộc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc ở Chỉ Giang Ngô Kiến Hồng cho rằng, quyết định này có ý nghĩa đặc biệt và sâu xa. Ông nói:
"Một là Chỉ Giang có sân bay lớn thứ hai ở Viễn Đông, rộng khoảng 285 héc-ta, do ông Claire Lee Chennault (Đội Flying Tigers Mỹ) giám sát xây dựng; hai là sân bay Chỉ Giang đã phát huy vai trò to lớn trong cuộc kháng chiến, trở thành lá chắn quan trọng nhất ngăn chặn quân Nhật xâm phạm vùng Tây-Nam, đánh chiếm Trung Quốc. Từ ngày 9 tháng 4 đến ngày 7 tháng 6 năm 1945, quân Nhật chia làm ba hướng đánh vào Chỉ Giang, cuối cùng đã thất bại, nơi đây là bước ngoặt chuyển sang thắng lợi của Trung Quốc; ba là Chỉ Giang có 220 đơn vị quân sự, gây áp lực tâm lý cho đại diện đầu hàng của Nhật, chúng tất e ngại thực lực của quân đội Trung Quốc.
Tổng Tư lệnh Lục quân Trung Quốc Hà Ứng Khâm là quan chức tiếp nhận Nhật đầu hàng tại Chỉ Giang. Tham Mưu trưởng Bộ Tư lệnh tác chiến quân Mỹ trên chiến trường Trung Quốc, Chuẩn tướng Haydon Boatner cũng đã tham gia Lễ chấp nhận đầu hàng của Nhật. Sự tham gia và chứng kiến của đại diện của Mỹ chứng tỏ, Nhật chấp nhận đầu hàng tại Chỉ Giang, không chỉ là thắng lợi của Trung Quốc, mà còn là thắng lợi trên chiến trường Trung Quốc trong chiến tranh chống Phát-xít của thế giới. Nói đến vai trò của chiến trường Trung Quốc trong chiến tranh chống Phát-xít của thế giới, Phó Giám đốc Bảo tàng Khu di tích kháng chiến Trùng Khánh Tiền Phong cho rằng:
"Trung Quốc là chiến trường trên đất liền rất chủ yếu trong chiến tranh chống Phát-xít ở Viễn Đông, tám năm kháng chiến số binh sĩ Nhật bị chết trên chiến trường Trung Quốc lên tới 410 nghìn người, là chiến trường gây thương vong lớn nhất cho Nhật ngoài Mỹ. Điều quan trọng hơn là, chiến trường Trung Quốc đã kiềm chế tuyệt đại đa số lực lượng Lục quân Nhật, lúc cao nhất lên đến 90%, bình thường duy trì ở mức 70%. Dưới bóng đen quân đội đồng minh liên tiếp thất bại trong thời kỳ đầu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, sự kiên trì và phản kích của Trung Quốc một là sự cổ vũ khí thế lớn lao, hai là thực tế đã làm giảm tốc độ tiến quân của Nhật.
Ngày 30 tháng 8 năm 1947, Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng một Cổng chào kỷ niệm Nhật chấp nhận đầu hàng với tạo hình chữ "Huyết" tại Chỉ Giang, tượng trưng cho nhân dân Trung Quốc đã phải hy sinh hơn 35 triệu đồng bào mới giành được thắng lợi.
Tháng 9 năm 2010, cựu Tổng thống Mỹ Ca-tơ, người nhận Giải Nô-ben Hòa bình đến Chỉ Giang tham gia Liên hoan Văn hoá hòa bình quốc tế lần thứ 4, tại Lễ khai mạc ông xúc động nói:
"Chỉ Giang quả là nơi lý tưởng nhất tổ chức Liên hoan Văn hóa hòa bình, bởi vì tại nơi đây chúng ta đã kết thúc sự chiếm đóng của Nhật đối với Trung Quốc."
Những năm qua, Chỉ Giang đã kết nghĩa với nhiều thành phố của Mỹ, Pháp, Nhà kỷ niệm Nhật chấp nhận đầu hàng tại Chỉ Giang cũng đã kết nghĩa với nhiều Nhà kỷ niệm Thế chiến thứ 2 của Mỹ, Pháp, cùng kế thừa tình hữu nghị đã được vun đắp trong Thế chiến thứ 2.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |