Bài báo viết, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 70 năm kết thúc chiến tranh ở Nhật chủ yếu chia làm ba giai đoạn, một là giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng từ thời kỳ cuối thập niên 50 đến thời kỳ đầu thập niên 70 thế kỷ 20, hai là giai đoạn tăng trưởng ổn định từ thời kỳ đầu thập niên 70 đến thời kỳ đầu thập niên 90, ba là "20 năm mất mát" bởi vỡ bong bóng cổ phiếu sau thập niên 90 thế kỷ 20, Nhật rơi vào cảnh tăng trưởng thấp được coi là thiểu phát.
Năm 1956 là khởi điểm giúp kinh tế Nhật Bản thực hiện tăng trưởng cao tốc. Kinh tế Nhật lúc đó đã vượt quy mô kinh tế trước khi bùng nổ chiến tranh, "tam thần khí" gồm tủ lạnh, máy giặt và TV đen trắng có lượng tiêu thụ kinh khủng, nguồn lao động dồi dào là sự nâng đỡ đối với sản xuất và phân phối lưu thông hàng hóa. Nhưng trong khi đó, nạn ô nhiễm không khí và nguồn nước lại ngày một nghiêm trọng, do tăng lượng phát hành công trái, nợ công của Chính phủ Nhật phình to. Sau thập niên 90 thế kỷ 20, kinh tế Nhật Bản luôn ở vào tình trạng tăng trưởng âm. Nguồn vốn và nợ nần không ngừng tăng dưới sự kích thích của kinh tế, vượt xa rất nhiều so với nguồn thu thuế, từ đó khiến cho tài chính xấu đi.
Bài báo viết, để xây dựng xã hội khiến toàn thể quốc dân đều được hưởng dịch vụ y tế, tiền dưỡng lão và cuộc sống an nhàn tuổi già, năm 1961, Nhật Bản đã thiết lập chế độ an sinh xã hội được gọi là "toàn dân bảo hiểm y tế và toàn dân hưởng tiền lương năm". Hồi đó, thế hệ trẻ chiếm phần lớn dân số trong xã hội Nhật, người già trên 65 tuổi chỉ chiếm 6% tổng dân số nước này, nhưng hiện nay tỷ lệ người già trên 65 tuổi ở Nhật đã chiếm tới 26% tổng dân số trong cả nước.
Bài báo chỉ rõ, dân số Nhật Bản bắt đầu giảm sau khi đạt đỉnh cao vào năm 2008, nhất là thế hệ trẻ đóng phí bảo hiểm đã giảm mạnh. Để duy trì chế độ "toàn dân bảo hiểm y tế và toàn dân hưởng tiền lương năm" thì cần phải tiến hành cuộc cải cách lớn về chế độ, trong đó bao gồm nâng tỷ lệ chi phí y tế cá nhân thuộc cộng đồng người cao tuổi, hoặc cắt giảm tiền dưỡng lão hàng năm. Trên thực tế do vấp phải sự phản đối kịch liệt của người dân, chính trường Nhật Bản cũng áp dụng thái độ tiêu cực, vì vậy tiến triển cải cách chậm chạp.
Sau khi bước vào thập niên 90 thế kỷ 20, Nhật Bản đã lần lượt xảy ra hiện tượng vỡ bong bóng trên thị trường cổ phiếu và bất động sản, vấn đề nợ xấu dẫn đến khủng hoảng tài chính, thị trường cổ phiếu sa sút. Nền kinh tế Nhật rơi vào cảnh ảm đạm trong suốt 20 năm. Khủng hoảng Lehman Mỹ xảy ra vào mùa thu năm 2008 cũng lan tới Nhật Bản. Sau đó, Chính quyền A-bê đưa ra chính sách kinh tế mới, đó chính là "Thuyết kinh tế A-bê", nhờ đó thị trường cổ phiếu tăng trở lại, tỷ giá hối đoái đồng Yên Nhật cũng bắt đầu ngả theo hướng giảm giá đồng Yên. Thế nhưng, "Thuyết kinh tế A-bê" chẳng thu được hiệu quả rõ rệt trong vực dậy nền kinh tế Nhật.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |