Hội nghị nhận định kinh tế Đông Á vẫn giữ đà tăng trưởng khá nhanh, tuy nhiên cần ứng phó hiệu quả với các rủi ro và thách thức trong và ngoài khu vực như dòng vốn lưu động thiếu trật tự, sự phân hoá chính sách tiền tệ của các nước phát triển, giá dầu bấp bênh mạnh, nợ công vẫn ở mức cao cũng như kinh tế bong bóng, v.v. Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo, năm nay các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á vẫn có triển vọng thực hiện tăng trưởng 6,3%, tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên tới 60%. Tuy nhiên, đứng trước môi trường kinh tế nội bộ và bên ngoài càng phức tạp hơn, ngày càng nhiều nước châu Á bắt đầu xem xét lại tiềm năng và mô hình tăng trưởng của mình. Kinh tế châu Á đứng giữa ngã ba đường sẽ đi về đâu?
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ nhấn mạnh, đứng trước nhiều thách thức mới do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mang lại cho khu vực, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á cần tăng cường hợp tác và điều phối chính sách vĩ mô, chung tay thúc đẩy cải cách mang tính kết cấu, thực hiện kinh tế khu vực phát triển bền vững.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Lâu Kế Vĩ cũng cho rằng, mức tăng của các nền kinh tế châu Á những năm gần đây bắt đầu suy giảm, cũng bộc lộ một số vấn đề sâu xa trong phát triển, chẳng hạn như GDP bình quân đầu người nâng cao, cơ sở hạ tầng lạc hậu, tính ổn định của kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài, v.v. Ông cho biết: "Sáng kiến cùng nhau xây dựng Một vành đai, một con đường do Trung Quốc đề xuất là dựa trên nguyên tắc cùng bàn, cùng xây dựng và cùng chia sẻ, không phải để thay thế các cơ chế hiện có, mà là nhằm thúc đẩy các nước trên dọc tuyến thực hiện kết nối chiến lược phát triển, bổ sung ưu thế cho nhau trên cơ sở hiện có, bởi vậy Trung Quốc hoan nghênh các nước trên dọc tuyến và các nước châu Á tích cực tham gia". Các nước châu Á cần tích cực tham gia quản trị quy tắc quốc tế, thông qua tăng cường hợp tác Nam-Nam, tích cực phát đi tiếng nói của châu Á, nâng cao thực lực tổng thể của khu vực châu Á.
Tại hội nghị, các nước 10+3 cũng cam kết sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp thận trọng về vĩ mô, tăng cường điều phối chính sách kinh tế vĩ mô, cùng nhau giữ gìn sự ổn định của kinh tế và tài chính khu vực. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy nhanh cải cách mang tính kết cấu, nâng cao tính dẻo dai của nền kinh tế, khai thác tiềm năng tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển lành mạnh và bền vững. Các bên bày tỏ hài lòng trước tiến triển của các sáng kiến hợp tác tài chính khu vực. Hội nghị yêu cầu tiếp tục làm tốt công tác chuẩn bị việc thực thi đa phương hoá về Sáng kiến Chiềng Mai, một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cấp Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN với Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc thành tổ chức quốc tế, khẳng định lại các bên 10+3 cần nhanh chóng thực hiện trình tự phê duyệt nội bộ, sớm hoàn thành tiến trình nâng cấp.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |