Kể từ khi đổi mới mở cửa đến nay, Việt Nam đã thu hút hàng loạt doanh nghiệp vốn nước ngoài đầu tư mở doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong các nguồn vốn nước ngoài, vốn Nhật Bản luôn được xếp đầu bảng, doanh nghiệp vốn Nhật Bản rải rác khắp 49 trong số 63 tỉnh thành Việt Nam. Song, tất cả những điều này đã được thay đổi dần. Năm 2011, vốn đầu tư tại Việt Nam của Nhật Bản bắt đầu giảm dần, nhất là ngành chế tạo. Số liệu do Cục Đầu tư nước ngoài Việt Nam công bố cho thấy, ba tháng đầu năm nay, tổng vốn đầu tư của Nhật Bản là 295 triệu đô-la Mỹ, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Liên quan việc Nhật Bản từng tạm dừng dự án dành viện trợ Chính phủ cho Việt Nam do vấn đề tham nhũng xuất hiện hồi năm ngoái, thì người ta nghĩ rằng tất cả những điều này dường như ám thị tương lai hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ trở nên ảm đạm.
Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản mới đây công bố dữ liệu cho thấy, vốn đầu tư tại Việt Nam của Nhật Bản năm 2014 đã giảm xuống còn 2 tỷ 50 triệu đô-la Mỹ, nhưng năm 2013, vốn đầu tư tại Việt Nam của Nhật Bản từng tăng lên tới 5 tỷ 870 triệu đô-la Mỹ, đạt mức cao nhất trong 5 năm qua. Theo giải thích của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản, ngành chế tạo Việt Nam là ngành cắt giảm vốn đầu tư Nhật Bản với mức lớn nhất. Song song với ngành chế tạo của các nước Mỹ, Đức, Trung Quốc phát triển lớn mạnh, số lượng doanh nghiệp chế tạo Việt Nam thu hút vốn đầu tư của Nhật Bản đã từ 161 doanh nghiệp trước đây giảm xuống còn 108 doanh nghiệp năm 2014, vốn đầu tư giảm gần 300 triệu đô-la Mỹ. Trong khi đó, chỉ có ngành xây dựng và ngành địa ốc thu hút hứng thú nhiều nhất của Nhật Bản, vốn đầu tư đã từ 23 triệu đô-la Mỹ năm 2013 tăng mạnh tới 15 tỷ 500 triệu đô-la Mỹ năm 2014, tăng gấp 11 lần.
Đối với Nhật Bản luôn dốc sức phát triển quan hệ với Việt Nam mà nói, việc giảm vốn đầu tư tại Việt Nam đã dẫn đến mối lo ngại của không ít người đối với tương lai phát triển kinh tế giữa hai nước. Nhiều năm qua, Nhật Bản luôn hết sức coi trọng việc nâng đỡ thị trường tại các nước Đông Nam Á, các khoản viện trợ Chính phủ mà Nhật Bản dành cho các nước Đông Nam Á luôn dẫn đầu các nước trong khu vực. Nhất là đối với Việt Nam có ưu thế vị trí địa lý và điều kiện thị trường mà nói, vốn đầu tư tại Việt Nam của Nhật Bản luôn đứng đầu bảng. Thế nhưng, những năm gần đây, cùng với sự trỗi dậy của các nước khác tại châu Á, nhất là ngành chế tạo Nhật Bản đã mất dần ưu thế đặc sắc của ngày xưa, cho nên, vị thế "Anh cả" có vốn đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam của Nhật Bản luôn phải đứng trước thách thức.
Quý 1 năm nay, Hàn Quốc đã vượt lên trước Nhật Bản, trở thành nước có nguồn vốn đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam. Năm ngoái, cho dù Nhật Bản đã khôi phục viện trợ Chính phủ cho Việt Nam sau một thời gian tạm ngừng dự án viện trợ do xuất hiện vấn đề tham nhũng, song điều này đã tăng thêm nhân tố không xác định cho quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Dĩ nhiên, không phải mọi người đều cảm thấy bi quan trước việc Nhật Bản cắt giảm đầu tư tại Việt Nam. Không ít chuyên gia kinh tế Việt Nam cho rằng, mặc dù vốn đầu tư tại Việt Nam của Nhật Bản có phần giảm, song hiện nay Nhật vẫn là nước có nguồn vốn đầu tư bình quân nhiều nhất cho một dự án độc lập của Việt Nam. Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng, kinh tế Nhật Bản suy giảm đuối sức và đồng Yên Nhật giảm giá trong sáu tháng cuối năm ngoái đều gây tác động tới vốn đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản. Hướng đầu tư tại Việt Nam của Nhật Bản cũng đã thay đổi dần, tức là chuyển từ ngành chế tạo trước đây sang ngành địa ốc hiện nay. Song nhìn chung, Việt Nam vẫn là thị trường đầu tư nước ngoài quan trọng của Nhật Bản.