Cách đây ít lâu, khoảng 5000 ngôi nhà nằm trên một khu ổ chuột ở Ma-ni-la, Thủ đô Phi-li-pin đã xảy ra đám cháy, đời sống của 100 nghìn gia đình bị ảnh hưởng, gây tổn thất tài sản khoảng 55 triệu Pi-xô. Nguyên nhân dẫn đến vụ hỏa hoạn này rất có thể là do con người gây nên. Nguyên nhân dẫn đến đám cháy xem chừng ngẫu nhiên, song đã phản ánh vấn đề sâu sắc trong xã hội Phi-li-pin.
Hiện nay, riêng lấy Ma-ni-la, Thủ đô Phi-li-pin làm ví dụ, chỉ trong số 12 triệu dân thì có 1/3 người sinh sống tại khu ổ chuột. Trong cả nước Phi-li-pin, có khoảng 30 triệu người sinh sống dưới chuẩn nghèo. Phần lớn nhà ở trong khu ổ chuột đều là nhà lắp ghép bằng ván gỗ một cách đơn giản, các gia đình san sát bên nhau, cho dù là ban ngày cũng không có ánh nắng rọi vào nhà. Trong môi trường chật chội và ọp ẹp này, trường hợp xảy ra hỏa hoạn rất dễ lan rộng khắp cả khu vực. Do lối đi trong khu ổ chuột chật hẹp, xe chữa cháy không thể vào được, cho nên khó mà kiểm soát tình hình đám cháy.
Hỏa hoạn thường hay xảy ra tại khu ổ chuột Phi-li-pin. Hai tháng đầu năm nay, khu ổ chuột tại thành phố Que-dôn Phi-li-pin và Thủ đô Ma-ni-la lần lượt xảy ra hai đám cháy, chí ít thiêu hủy 500 ngôi nhà.
Vụ hỏa hoạn thiêu hủy hơn 5000 ngôi nhà lần này là do hành vi ăn cắp điện gây nên, nguyên nhân hỏa hoạn dường như ngẫu nhiên, song đã phản ánh vấn đề sâu sắc trong xã hội Phi-li-pin. Công ty điện lực Phi-li-pin hoàn toàn là tư hữu hóa, vì vậy, chi phí điện Phi-li-pin cao nhất khu vực châu Á. Tính theo giá điện Phi-li-pin, nếu một gia đình bình thường có đủ các đồ điện gia dụng cần thiết cơ bản, ví dụ như máy giặt, tủ lạnh và vi tính, cho dù tiết kiệm đến mấy thì một tháng cũng phải trả chi phí điện từ 200-300 Nhân dân tệ. Hơn nữa, những ngôi nhà ọp ẹp san sát nhau, ánh sáng kém, ban ngày cũng phải bật đèn, chi phí điện chắc chắn gia tăng. Để tiết kiệm chi phí điện, có người đã tự mắc dây điện, chính đây là rủi ro dẫn đến hỏa hoạn.
Phi-li-pin đang đứng trước vấn đề hai cực hóa việc phân phối tài sản xã hội một cách nghiêm trọng. Nhờ khẩu hiệu "chống tham nhũng và xóa đói giảm nghèo" trong lúc tranh cử, Chính quyền A-ki-nô đã giành thắng lợi trong bầu cử, họ đại diện cho giai tầng lợi ích của Phi-li-pin, chứ không hề thực sự lo nghĩ đến việc làm thế nào để thực hiện cam kết lúc đầu. Tháng 5/2012, Hội nghị Thường niên lần thứ 45 Ngân hàng Phát triển châu Á diễn ra tại Ma-ni-la, đề tài của hội nghị thường niên đó là thảo luận vấn đề xóa đói giảm nghèo. Nhưng Chính phủ Phi-li-pin phát hiện, trên đường đoàn đại biểu các nước từ sân bay về nội thành cần phải đi qua một cây cầu, từ trên cầu nhìn xuống vừa vặn là hai khu ổ chuột, chính quyền địa phương cho rằng đó là cảnh quan không đẹp mắt. Sau đó liền lần lượt dựng biển quảng cáo tại hai đầu cầu, che lấp hoàn toàn hai khu ổ chuột đó. Cách làm này đã dẫn đến cuộc chất vấn dữ dội của dư luận địa phương.