Một tài xế Ma-lai-xi-a đang điều khiển chiếc xe lao vun vút trên cây cầu lớn Pê-nang cho biết: "Sau khi cây cầu vượt biển thứ 2 thông xe tháng 3/2014, hiện tượng ùn tắc giao thông của thành phố Pê-nang đã dịu lại rất nhiều. Đây là cây cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á, và do công ty Trung Quốc xây dựng đấy". Cây cầu vượt biển thứ hai ở Pê-nang có tổng chiều dài 22,5 km, trong đó đoạn vượt biển dài 16,5 km. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã cấp 800 triệu USD tín dụng với lãi suất thấp cho dự án này, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công trình cảng vịnh Trung Quốc phụ trách nhiệm vụ xây dựng chính. Cây cầu vượt biển thứ hai khánh thành đã phá vỡ nút thắt cổ chai cho sự phát triển hơn nữa của thành phố Pê-nang, tạo thuận tiện cho sự đi lai cũng như lưu thông phân phối hàng hoá và dịch vụ.
Tháng 12/2013, cây cầu Hủa Say kết nối Thái Lan và Lào khánh thành và thông xe, khiến việc đi lại và giao thương giữa người dân hai nước phải đi bằng phà trước đây đã trở thành quá khứ, đánh dấu tuyến đường bộ quốc tế từ Côn Minh, Trung Quốc đến Băng Cốc, Thái Lan với tổng chiều dài 1.750 km thông xe toàn tuyến. Cây cầu này dự án bên phía Lào do Trung Quốc đầu tư và công ty Trung Quốc xây dựng. Sau khi khánh thành, xe cộ qua lại tăng đột biến, giao thương giữa nhân dân hai nước cũng ngày càng sôi động.
Cây cầu vượt biển lớn nhất ở In-đô-nê-xi-a cũng là kết tinh của sự hợp tác giữa Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a. Trước khi khánh thành, sự đi lại ở đây chủ yếu dựa vào phương tiện duy nhất là phà, không những rất bất tiện mà còn kiềm chế sự phát triển kinh tế của địa phương. Có được cây cầu vượt biển là nguyện vọng bao đời nay của người dân hai bờ, tuy nhiên do không tìm được đối tác thích hợp, việc xây dựng cây cầu này đã trải qua sự luận chứng trong hơn 20 năm. Công ty Trung Quốc với thiện chí lớn nhất đã triển khai xây dựng cây cầu, trong quá trình này Trung Quốc cũng đã tích cức đào tạo nhân tài địa phương, chuyển giao các kiến thức và công nghệ tiên tiến cho các kỹ sư In-đô-nê-xi-a.
Tại các nước Đông Nam Á khác như Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam, Phi-li-pin, Chính phủ Trung Quốc cũng cung cấp tín dụng ưu đãi, rất nhiều công ty Trung Quốc đã thi công trong điều kiện rất gian nan, xây dựng lên những xa lộ đi lên làm giàu cho người dân các nước.
Sự kết nối giữa Trung Quốc và các nước ASEAN không chỉ dừng ở đây. Công ty Hoa Vi Trung Quốc đã cung cấp các giải pháp công nghệ TD-LTE cho các nhà cung cấp dịch vụ viễng thông-thông tin địa phương, thúc đẩy sự phát triển băng thông rộng di động của In-đô-nê-xi-a. Tổng Giám đốc Công ty Hoa Vi chi nhanh In-đô-nê-xi-a Thịnh Khải cho biết, công nghệ thông tin này đã trở thành một trong những sản phẩm quan trọng của Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21.
Cuối năm ngoái Trung Quốc và Thái Lan đã ký kết "Bản ghi nhớ về hợp tác xây dựng đường sắt Trung Quốc-Thái Lan", là tuyến đường sắt tiêu chuẩn đầu tiên của Thái Lan, Trung Quốc sẽ giúp nước này xây dựng tuyến đường sắt từ Nọng Khai đến Ma-pu-đa-pu với tổng chiều dài hơn 800 km, ngoài ra còn sẽ cung cấp sự hỗ trợ đa phương diện về công nghệ cũng như trang thiết bị.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |