Chính phủ Mỹ ngày 6/2 công bố báo cáo Chiến lược An ninh quốc gia năm 2015. Đây là bản báo cáo chiến lược an ninh quốc gia thứ hai của Tổng thống Ô-ba-ma sau bản báo cáo thứ nhất trong nhiệm kỳ đầu công bố năm 2010. Theo đó, Mỹ sẽ đẩy nhanh chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" và tìm kiếm thiết lập mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc.
Để tìm kiếm sự ủng hộ ở trong nước đối với chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương", báo cáo chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ đã vẽ lên "chiếc bánh ga-tô" cho người dân như sau: Nếu hoàn thành "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương", thì quan hệ hợp tác xuyên Thái Bình Dương sẽ mang lại cơ hội thương mại và đầu tư, tạo ra càng nhiều việc làm cho Mỹ, khu vực này sẽ chiếm tới 40% khối lượng thương mại toàn cầu.
Phát biểu tại Thủ đô Béc-lin, Đức, Thủ tướng Xin-ga-po Lý Hiển Long cho biết: "Mọi người trong khu vực đều muốn kết bạn với Trung Quốc, muốn được hưởng lợi tự cơ hội trỗi dậy của Trung Quốc". Ông còn cho biết: "Chúng tôi không muốn đưa ra sự lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ". Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng, tranh chấp lãnh thổ có thể gác sang một bên.
Tờ "Thời báo Eo biển" của Xin-ga-po bình luận rằng, so với các nước lớn chủ yếu ở châu Á, Xin-ga-po, một quốc gia đô thị với 5,4 triệu dân hiển nhiên là rất nhỏ bé, Ngài Lý Hiển Long là Thủ tướng của một nước nhỏ, nhưng tiếng tăm và sức ảnh hưởng của nước nhỏ này không thể coi nhẹ. Xin-ga-po là đầu mối thương mại và trung chuyển truyền thống, có quan hệ tốt đẹp với tất cả các khu vực trên thế giới, giới tinh anh chính trị phổ biến có tư duy phương Tây, Xin-ga-po thường đóng vai trò trọng tài và trung gian hoà giải, đối với Âu-Mỹ mà nói, Xin-ga-po là một hình ảnh thu nhỏ.
Ngày 6/2, phát biểu tại Hội nghị An ninh Mu-ních, Đức, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cho biết, giữa các nước lớn cần phải nhìn nhận một cách lý tính về ý đồ chiến lược của đối phương, các nước vừa và nhỏ không cần thiết và cũng không nên đứng về bên nào giữa các nước lớn, các nước lớn cũng không nên tìm kiếm phạm vi thế lực. Tờ "Hoa Nam buổi sáng" dẫn lời học giả Đại học Nhân dân Trung Quốc Ân Hoằng cho biết, Trung Quốc mong phát triển quan hệ tốt hơn với các nước ASEAN để làm dịu căng thẳng trên Nam Hải. Trung Quốc cũng mong trông thấy đối đầu trên Biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản hạ nhiệt.
Chuyên gia hữu quan cho biết, ngoài ứng phó quan hệ với Mỹ ra, những năm gần đây ban lãnh đạo Bắc Kinh đã xử lý lợi ích của mình từ tầm nhìn cao hơn, đó là tức là "Một vành đai, một con đường". Chuyên gia phân tích rằng, "Một vành đai, một con đờng" là ý tưởng được hình thành từng bước, nhưng tầm nhìn chiến lược rất cao, đối tượng không chỉ là một quốc gia mà chiếu cố đến rất nhiều khu vực, trên bộ từ Trung Á vươn dài đến châu Âu, trên biển từ Nam Hải vươn dài đến Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vượt xa khuôn khổ giữa Trung Quốc và Mỹ. Hơn thế nữa, ý tưởng đằng sau của "Một vành đai, một con đường" là cùng phát triển.
Hiện nay, đã có gần 60 nước trong số các nước trên dọc tuyến "Một vành đai, một con đường" trong đó có Trung Quốc bày tỏ ủng hộ, bên cạnh đó cũng đã nhận được sự ủng hộ của nhiều tổ chức quốc tế như ASEAN, Liên minh châu Âu, Liên đoàn A-rập, v.v.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |