Năm 1995, tức 50 năm sau ngày Nhật đầu hàng, Thủ tướng Nhật lúc đó Mu-ra-ya-ma đã phát biểu, thừa nhận Nhật đã thi hành ách thống trị thực dân và mở cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời bày tỏ xin lỗi và phản tỉnh. Lập trường đó đã được Chính phủ các khoá của Nhật trước ông A-bê kế thừa.
Chủ tịch đảng Công Minh cùng cầm quyền với đảng Dân chủ Tự do Nhật Ya-ma-gu-chi nói, "phản tỉnh ách thống trị thực dân và xâm lược trước đây" là lời nói then chốt trong "Bài Phát biểu Mu-ra-ya-ma", mang ý nghĩa quan trọng, trong Bài Phát biểu kỷ niệm 70 năm sau chiến tranh cũng cần phải tôn trọng.
Đại diện đảng Dân chủ đối lập lớn nhất Nhật Ô-ka-da cũng nói, ông A-bê coi những lời nói "ách thống trị thực dân" "xâm lược" v.v trong "Bài Phát biểu Mu-ra-ya-ma" là việc nhỏ, sự bày tỏ thái độ này khiến người ta không thể chấp nhận, trong Bài Phát biểu ông A-bê cần trước tiên trịnh trọng thừa nhận lịch sử, sau đó mới nói đến những nỗ lực trong 70 năm sau chiến tranh, nếu Bài Phát biểu né tránh phản tỉnh đối với lịch sử, sẽ phủ định con đường phát triển của Nhật trong 70 năm sau chiến tranh.
Chủ tịch đảng Duy Tân đối lập Nhật Kenji nói, "Bài Phát biểu A-bê" có ý hướng tới tương lai, nhưng trước tiên cần xuất phát từ phản tỉnh quá khứ, nếu không tuân theo hoặc sửa đổi lời nói then chốt trong "Bài Phát biểu Mu-ra-ya-ma", có thể đưa ra thông tin sai lầm với bên ngoài.
Thực ra, ngay từ buổi họp báo đầu năm diễn ra ngày 5/1, ông A-bê đã nói sẽ cơ bản kế thừa "Bài Phát biểu Mu-ra-ya-ma" bày tỏ "phản tỉnh sâu sắc" đối với Thế chiến 2, nhưng cũng như trả lời trong điều trần tại Quốc hội trước đây, ông A-bê chỉ nói "kế thừa chung chung", chứ không nói rõ sẽ kế thừa theo nguyên bản trước đây. Chánh văn phòng Nội các Nhật Su-ga khi nhắc đến Bài Phát biểu 70 năm sau chiến tranh trong chương trình truyền hình ngày 9/1, cũng cho biết ý định có thể sửa đổi lời nói trong "Bài Phát biểu Mu-ra-ya-ma".
Thủ tướng Nhật A-bê một mặt bày tỏ nhìn chung sẽ kế thừa "Bài Phát biểu Mu-ra-ya-ma", mặt khác muốn nhân dịp này phủ nhận lịch sử xâm lược và thống trị thực dân trước đây của Nhật, từ lâu đã dẫn đến sự quan ngại và phản đối của nhân sĩ thức thời các giới Nhật.
Giáo sư trường Đại học Doshisha Nhật Ke-ni-chi nói, "lịch sử của Nhật đã từng khiến biết bao người dân vô tội châu Á bị chết sẽ không bị xoá nhòa, cộng đồng quốc tế sẽ không chấp nhận quan niệm lịch sử của ông A-bê v.v." Giáo sư Ke-ni-chi nói, ông A-bê trong trường hợp chính thức chưa bao giờ thừa nhận trước đây Nhật xâm lược Trung Quốc, ngược lại ca tụng trên khắp thế giới con đường của Nhật là quốc gia hoà bình đã đi qua sau chiến tranh, quả thực khiến người ta phẫn nộ. Không phản tỉnh chân thành, triệt để lịch sử xâm lược quá khứ, không những không thể nhận được sự tin cậy của nước láng giềng, mà còn thất tín với cộng đồng quốc tế.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |