Đối thoại chiến lược giữa hai nước Phi-li-pin và Mỹ lần này là đối thoại cấp thứ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao được gọi là Đối thoại 2+2. Bên cạnh đó, các cơ quan như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương và Bộ Tư pháp đều cử quan chức đến dự hội nghị.
Hai nước ra Tuyên bố chung sau hội nghị viết, Phi-li-pin và Mỹ tái khẳng định lời cam kết kiên định ghi trong Hiệp định phòng thủ chung ký giữa hai nước vào năm 1951. Hai bên quyết định, tiếp tục thực thi biện pháp ưu đãi cho nhau, nhằm tăng cường năng lực phòng thủ của mỗi nước và năng lực phòng thủ tập thể, tăng cường an ninh trên biển và sự nhận biết về biển, đồng thời tăng cường quản lý rủi ro thiên tai, phòng chống thiên tai và phản ứng nhanh sau khi xảy ra thiên tai. Tại buổi họp báo chung tổ chức sau hội nghị, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ tham dự hội nghị nhấn mạnh, Đối thoại chiến lược song phương Phi-li-pin-Mỹ không nhằm vào bất cứ quốc gia nào. Ông nói, "Đồng minh Mỹ-Phi-li-pin không nhằm vào nước thứ ba, mà chỉ với mục đích giữ gìn hòa bình và ổn định".
Song, trong bản Tuyên bố chung Phi-li-pin-Mỹ vẫn đề cập tới vấn đề Nam Hải. Tuyên bố viết, tại đối thoại song phương lần này, hai nước Phi-li-pin-Mỹ đã đi sâu trao đổi ý kiến về tình hình khu vực, tình hình thế giới cũng như biện pháp thiết thực đảm bảo đồng minh Phi-li-pin-Mỹ "tiếp tục phát huy vai trò trong ổn định hòa bình khu vực". Hai bên bày tỏ "quan ngại" đối với diễn biến tình hình trên Nam Hải, tái khẳng định tranh chấp Nam Hải cần phải giải quyết qua con đường ngoại giao và các biện pháp hòa bình khác theo Luật pháp quốc tế, trong đó bao gồm thông qua Tòa án trọng tài quốc tế, hai bên phản đối áp dụng "biện pháp đơn phương làm cho tình hình khu vực trở nên căng thẳng".
Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng giữa Phi-li-pin và Mỹ luôn trương lá cờ về cái gọi là "ứng phó các thiên tai và giữ gìn an ninh hàng hải khu vực", thoạt nghe dường như có lý do chính đáng. Song trên thực tế, giữa Phi-li-pin và Mỹ tồn tại mối quan hệ lợi dụng lẫn nhau. Mỹ mong mượn tay Phi-li-pin hỗ trợ mình thực hiện chiến lược trở lại châu Á. Cái gọi là trở lại châu Á của Mỹ, tức là trở lại Đông Nam Á. Trong đó, Phi-li-pin là nước thuộc địa năm xưa của Mỹ, cũng là căn cứ trên biển và trên không lớn nhất Đông Nam Á trước đây. Cho nên, Phi-li-pin là nơi đặt chân đầu tiên trong chiến lược trở lại châu Á của Mỹ.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |