Chiến tranh kéo dài trong nhiều năm từng làm cho dân số Việt nam giảm mạnh, đặc biệt là nam giới thành niên tương đối ít. Để ứng phó tình trạng này Việt Nam từng khuyến khích sinh nở, nhưng việc này lại dẫn đến dân số tăng trưởng mạnh. Cuối năm 1986, dân số Việt Nam đạt 61 triệu, mang lại sức ép nhất định cho phát triển xã hội. Từ năm 1988, để kiểm soát dân số tăng trưởng quá nhanh, Việt Nam bắt đầu thi hành chính sách kế hoạch hoá gia đình.
Số liệu công bố năm 2009 của Việt Nam cho thấy trong số người dưới 40 tuổi, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Tuy nhiên cùng với xã hội ổn định và kinh tế phát triển, là nước bị ảnh hưởng sâu của truyền thống dòng tộc, hiện tượng trọng nam khinh nữ ở Việt Nam tương đối nghiêm trọng, việc này đã dẫn đến tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới trong số người dưới 45 tuổi.
Ngoài mất cân bằng về giới ra, kết cấu dân số Việt Nam còn có chiều hướng phân hoá hai cực, tức dân số trẻ và người cao tuổi chiếm tỷ trọng khá lớn. Dân số từ 10-24 tuổi chiếm đến 40% tổng dân số Việt Nam, nhưng cũng có chuyên gia Việt Nam dự báo đến năm 2025 Việt Nam sẽ bước vào xã hội "sự già hóa dân số". Việc này vừa mang lại cơ hội cũng mang lại thách thức cho phát triển kinh tế của Việt Nam.
Việt Nam hiện đang ở trong giai đoạn tốt nhất của "kết cấu dân số vàng". Do dân số trẻ chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dân số, nên đã cung cấp nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế của Việt Nam, hơn thế nữa tỷ lệ dân số già hóa thấp hiện nay cũng giảm nhẹ gánh nặng cho phát triển xã hội của Việt Nam. Nhưng cũng cần phải nhận thấy dân số trẻ của Việt Nam hiện nay đang ở trong tình trạng số lượng lớn, tố chất thấp, tức những người trẻ được tiếp thụ giáo dục không mấy lý tưởng, điều này mang lại khó khăn nhất định cho phát triển kinh tế của Việt Nam.
Ngoài ra, tuy số người cao tuổi Việt Nam hiện nay không nhiều nhưng xu thế già hoá dân số đang tăng nhanh. Phó cục trưởng Cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam Lê Cảnh Nhạc từng cho biết những năm gần đây, do tăng trưởng dân số cơ học tiếp tục giảm đã khiến Việt Nam từ "xu thế già hoá dân số" bước vào xã hội "già hóa" chỉ mất có 20 năm ngắn ngủi. Tốc độ này nhanh hơn nhiều so với 111 năm ở Pháp và 26 năm ở Nhật Bản. Việc này sẽ mang lại thách thức rất lớn cho xã hội, y tế và kinh tế của Việt Nam.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |