Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á và các hội nghị liên quan diễn ra ở Nây Pi Đô, Mi-na-ma, và sẽ trình bày chủ trương của Trung Quốc về thúc đẩy hợp tác trong khu vực. Ngoài ra, lãnh đạo các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, v.v cũng tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á, có thể nói các hội nghị này đã thể hiện tầm quan trọng của ASEAN là một mặt bằng mang tính khu vực, mượn luồng gió đông của Hội nghị APEC Bắc Kinh, mặt bằng này cũng sẽ tiếp tục sâu sắc hợp tác khu vực Đông Á.
Ngoài ra, sáng 13/11 cũng đã diễn ra hội nghị cấp cao ASEAN-Mỹ 10+1. Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma chiều 12 đã lên đường tới Nây Pi Đô sau khi kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, đây là lần thứ hai ông tới Mi-an-ma sau chuyến thăm năm 2012. Trong chuyến thăm Mi-an-ma năm 2012, Tổng thống Ô-ba-ma vừa tái cử nhiệm kỳ thứ hai không bao lâu, ông cũng là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Mi-an-ma trên cương vị Tổng thống, chuyến thăm của ông được bên ngoài nhận định là một động thái quan trọng trong cam kết thực hiện chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ; nhưng trước thềm chuyến thăm Mi-an-ma của Tổng thống Ô-ba-ma lần này, đảng Dân chủ Mỹ vừa thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, hơn thế nữa trong bối cảnh khủng hoảng quốc tế chồng chất như vấn đề U-crai-na, dịch bệnh E-bô-la, Nhà nước Hồi giáo, v.v, chiến lược "xoay trục châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ sẽ thi hành như thế nào, Tổng thống Ô-ba-ma sẽ đưa ra cam kết và hành động thực tế tin cậy gì đối với các nước ASEAN, đều là những vấn đề được dư luận quốc tế cực kỳ quan tâm.
Hội nghị cấp cao Đông Á và các hội nghị cấp cao ASEAN 10+1, 10+3 là nhằm thúc đẩy hợp tác, nhưng tại các kỳ hội nghị đều khó tránh khỏi có một số tiếng nói bất đồng. Chẳng hạn như ASEAN hiện đang ở vào thời kỳ then chốt trong xây dựng Cộng đồng, giữa các nước ASEAN vẫn tồn tại không ít bất đồng về các mặt như làm thế nào để dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, tiếp tục mở cửa và hội nhập tài chính và đầu tư, đẩy nhanh sự lưu chuyển tự do về người, v.v, bởi vậy các nước thành viên ASEAN cần phải đưa ra một chương trình tầm nhìn sau năm 2015 tại hội nghị lần này, điều phối hành động hướng tới mục tiêu nhất thể hoá.
Về vấn đề Nam Hải được dư luận quốc tế phổ biến quan tâm, hiện Trung Quốc và ASEAN đều tuân thủ dòng chính là "ý tưởng kép", cũng tức là tranh chấp liên quan cần phải do nước đương sự trực tiếp tiến hành giải quyết qua đàm phán và hiệp thương, Trung Quốc và các nước ASEAN cùng giữ gìn hoà bình, ổn định và an ninh của Nam Hải, các bên còn xác nhận phương thức thương lượng "làm suôn sẻ các nhận thức chung", "từ dễ đến khó" và "hiệp thương nhất trí", thông qua không ngừng tích luỹ và mở rộng nhận thức chung để thúc đẩy vững chắc, có trật tự việc thương lượng về "Bộ Quy tắc ứng xử trên Nam Hải", tranh thủ sớm đạt được "Bộ Quy tắc" này trên cơ sở hiệp thương nhất trí. Dư luận dự báo nếu không xuất hiện điều gì bất ngờ, việc thảo luận vấn đề Nam Hải sẽ không đi chệch các quỹ đạo nói trên tại Hội nghị Cấp cao Đông Á và các hội nghị liên quan lần này.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |