Việt Nam từng được tôn vinh là "con hổ mới châu Á", kinh tế nước này đã duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao trong thời gian dài, song cũng như rất nhiều nước khác, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế. Những năm gần đây, nhất là kể từ khi bùng phát khủng hoảng tài chính quốc tế đến nay, mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã chậm lại một cách trông thấy, mức tăng bình quân luôn ở khoảng 5%.
Khi đề cập tới điều này, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc Viện Hàn lâm Khoa học-xã hội Việt Nam, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc của Việt Nam, ông Đỗ Tiến Sâm cho biết, các ưu thế chủ yếu từng thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng như: Xuất khẩu nguyên vật liệu, giá thành lao động rẻ, v.v gần như đã đạt mức giới hạn, trong khi đó môi trường kinh tế quốc tế cũng đứng trước nhiều khó khăn, nếu Việt Nam muốn duy trì chu kỳ tăng trưởng trước đây, thì cần phải có sự đột phá trong một số lĩnh vực nào đó.
"Việt Nam chủ động lựa chọn thực hiện đột phá trong một số lĩnh vực. Một là xây dựng cơ sở hạ tầng; hai là cải cách thể chế kinh tế, nhất là cải cách doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tài chính; ba là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chính đây là trọng điểm tháo gỡ thắt nút cổ chai hạn chế sự phát triển kinh tế của Việt Nam".
Nghiên cứu viên Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Nghê Nguyệt Cúc cho rằng, xây dựng cơ sở hạ tầng và kết nối sẽ mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển của Việt Nam. Bà cho biết:
"Việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam tương đối yếu kém, nhờ có Khu vực Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á cũng như vốn đầu tư cho vành đai kinh tế trên Con đường Tơ lụa của Trung Quốc, sẽ bổ ích rất nhiều cho xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam".
Ông Đỗ Tiến Sâm cho biết, Việt Nam mong tăng cường hợp tác với Trung Quốc về các mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là đường sắt cao tốc và cảng biển. Ông nói:
"Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, chúng tôi hy vọng triển khai hợp tác với các nước, dĩ nhiên trong đó có Trung Quốc. Theo sự quan sát của tôi, Trung Quốc đã có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, đặc biệt là giao thông đường bộ rất hoàn thiện. Trung Quốc không những xây dựng đường sắt cao tốc trong nước, hơn nữa còn thúc đẩy đường sắt cao tốc đi ra các nước, ví dụ như tuyến đường sắt cao tốc Côn Minh-Lào-Băng Cốc được khai thông cách đây không lâu quả là rất tốt. Nếu Việt Nam có thể thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước bằng nguồn vốn của Trung Quốc, đây sẽ là việc rất tốt".
Nghiên cứu viên Viện Khoa học Xã hội, chuyên gia về vấn đề Việt Nam của Trung Quốc Phan Kim Nga cho rằng, Trung Quốc có ưu thế quốc tế về xây dựng cơ sở hạ tầng. Việt Nam cần phải tăng cường hợp tác với Trung Quốc, trước tiên bắt tay từ vùng biên giới".
"Cách đây không lâu, tuyến đường cao tốc kết nối Vân Nam Trung Quốc với Việt Nam đã được khai thông, tôi cho rằng tuyến đường cao tốc này đóng vai trò rất lớn cho hợp tác kinh tế, thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tôi cho rằng, trong tương lai Việt Nam cần phải nắm chắc việc kết nối giao thông với Trung Quốc. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tăng cường thương mại với Trung Quốc".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |