Theo phương tiện truyền thông Việt Nam, chuyến thăm Ấn Độ lần này của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ có lợi cho thúc đẩy quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế thương mại v.v giữa hai nước Việt Nam-Ấn Độ. Việt Nam và Ấn Độ sẽ coi hợp tác trong lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật cùng văn hoá và giáo dục là năm trụ cột quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược hai nước. Chuyến thăm Ấn Độ lần này của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thể hiện sự coi trọng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Trước đó, ngày 14/9, Tổng thống Ấn Độ Mu-khơ-ri đã thăm Việt Nam trong bốn ngày. Sớm hơn là vào tháng 8, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ đã thăm Việt Nam và thay mặt Thủ tướng Ấn Độ Mô-đi lần đầu tiên tiếp xúc với Chính phủ Việt Nam.
Do cơ cấu sản phẩm khác nhau, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là dầu thô, cao su, hải sản v.v, còn nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các chế thành phẩm như thiết bị máy móc, sản phẩm công nghiệp hoá chất và điện tử v.v, khiến Trung Quốc luôn xuất siêu khá lớn đối với Việt Nam. Việt Nam lệ thuộc rất lớn vào kinh tế Trung Quốc. Tháng 5 năm nay, quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam trở nên lạnh nhạt bởi tranh chấp trên Nam Hải đã tác động đến phát triển kinh tế Việt Nam. Việt Nam mong tìm được đối tượng hợp tác mới, để giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam và Ấn Độ năm 2013 đạt 5 tỉ 230 triệu USD, tăng 30% so với năm 2012. Hai bên phấn đấu đạt mục tiêu 15 tỉ USD vào năm 2020. Hiện nay Ấn Độ cả thảy có 68 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư đạt 1 tỉ USD tại Việt Nam. Hai nước đã ký thỏa thuận khi Tổng thống Ấn Độ Mu-khơ-ri thăm Việt Nam vào trung tuần tháng 9 vừa qua, Niu Đê-li cam kết cho Hà Nội vay tín dụng xuất khẩu 100 triệu USD, hỗ trợ hợp tác quốc phòng và phát triển nguồn dầu khí hai nước.
Tuy Việt Nam và Ấn Độ đều có nguyện vọng mở rộng hợp tác, nhưng quan hệ Ấn Độ-Việt Nam muốn vượt qua quan hệ Trung Quốc-Việt Nam trong thời gian ngắn vẫn rất khó thực hiện. Trước hết, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sự phát triển của bản thân Trung Quốc sẽ mang lại cơ hội to lớn cho các nước xung quanh. Kế đó, mậu dịch biên giới tiện lợi và hợp tác rộng rãi trong mọi lĩnh vực giữa hai nước Trung Quốc-Việt Nam là điều mà hai nước Việt Nam-Ấn Độ không thể so sánh được. Đặc biệt là cùng với sự thành lập Khu vực Thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN, khiến mậu dịch biên giới hai nước Trung Quốc-Việt Nam phát triển nhanh chóng hơn. Kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc-Việt Nam năm 2013 đạt 50 tỉ USD, tăng 30% so với cùng kỳ. Mức tăng này đứng đầu trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với 10 nước ASEAN. Còn thương mại Việt Nam-Ấn Độ năm 2013 đạt 5 tỉ 200 triệu USD, chỉ bằng 1/10 kim ngạch thương mại Trung Quốc-Việt Nam. Bởi vậy Ấn Độ muốn thay thế vị trí Trung Quốc, hầu như là nhiệm vụ không thể hoàn thành trong thời gian ngắn.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |