Con đường đi đến thỏa thuận lần này cũng không bằng phẳng, ban ngành liên quan hai nước bắt đầu từ năm 2011 đến năm 2014, trải qua hơn 10 lần đàm phán, cuối cùng mới đi đến thỏa thuận về phân chia ranh giới khu vực phía Đông eo biển Xin-ga-po. Đây cũng lại là một Hiệp định phân chia ranh giới quan trọng đạt được giữa Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a tiếp sau năm 2009 ký Hiệp định phân chia ranh giới khu vực phía Tây eo biển Xin-ga-po. Ranh giới trên biển giữa hai nước được phân định từ đảo Ba-tam của In-đô-nê-xi-a tới Chang-gi của Xin-ga-po.
Đảo Xu-ma-tơ-ra của In-đô-nê-xi-a nhìn đối diện sang Xin-ga-po qua mặt biển, Xin-ga-po không những là nước gần In-đô-nê-xi-a nhất, mà còn là nước nguồn đầu tư lớn nhất của In-đô-nê-xi-a. Bên cạnh đó, Xin-ga-po cũng dành sự giúp đỡ rất lớn cho In-đô-nê-xi-a về các mặt y tế, giáo dục, quốc phòng và môi trường sinh thái. Năm 2013, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 42,3 tỉ USD, trong đó kim ngạch thương mại In-đô-nê-xi-a xuất khẩu sang Xin-ga-po đạt 16,7 tỉ USD, tổng kim ngạch In-đô-nê-xi-a nhập khẩu từ Xin-ga-po đạt 25,6 tỉ USD. Năm 2013 có 1,38 triệu lượt du khách Xin-ga-po đến thăm In-đô-nê-xi-a, cùng năm có 3,1 triệu lượt du khách In-đô-nê-xi-a đến thăm Xin-ga-po. Bên cạnh đó, năm ngoái lưu học sinh In-đô-nê-xi-a tại Xin-ga-po cũng đạt 24.447 người.
Tổng thống In-đô-nê-xi-a Xu-xi-lô ngày 2 đến ngày 4 tháng này đã thăm Xin-ga-po. Tổng thống nói, lần này hai nước đạt thỏa thuận phân chia ranh giới vùng biển phía Đông eo biển Xin-ga-po tất sẽ thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển và hợp tác các lĩnh vực, kể cả tăng cường quản lý biên giới hai nước. Chuyên gia cũng nói, việc phân chia ranh giới vùng biển lần này giữa In-đô-nê-xi-a và Xin-ga-po là thành công, hơn nữa đáng để các nước khác có tranh chấp lãnh thổ trong khu vực noi theo. Các nước liên quan cần từ bỏ bạo lực, tiến hành đàm phán hoà bình, nghiêm chỉnh tuân theo quy định liên quan của luật biển quốc tế.
In-đô-nê-xi-a và Xin-ga-po lần này có thể đạt được thỏa thuận phân chia ranh giới vùng biển quả thực không dễ dàng, thực ra hai nước những năm qua luôn xảy ra những cọ xát nhỏ, nổi bật nhất là việc đốt nương làm rẫy ở In-đô-nê-xi-a gây ô nhiễm môi trường Xin-ga-po và vụ đặt tên tàu chiến In-đô-nê-xi-a. Tuy cú sốc của những vụ này đều đã ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ hai nước ở chừng mực nào đó, nhưng sự phân chia ranh giới trên biển giữa hai nước không bị quấy nhiễu của những nhân tố này, vẫn dùng phương thức hoà bình và sự lý trí để tiến hành đàm phán và trao đổi, cuối cùng đã đạt được thỏa thuận về phân chia ranh giới vùng biển. Phương thức như vậy đáng để các nước có tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải học tập và rút kinh nghiệm, nhất là trong lúc vấn đề Nam Hải ngày càng nổi cộm hiện nay.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |