Ảnh: Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ ba diễn ra tại Bắc Kinh
Tại Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ ba hiện đang diễn ra tại Bắc Kinh, là một khâu quan trọng của an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tình hình khu vực Nam Hải đã thu hút sự quan tâm chú ý của các chuyên gia học giả. Các đại biểu tham dự hội nghị phổ biến cho rằng, vấn đề an ninh của khu vực Nam Hải cần phải giải quyết qua đối thoại giữa các nước trong khu vực, thế lực bên ngoài nhúng tay "quá mức" chỉ có thể khiến tình hình trở nên phức tạp.Tình hình Nam Hải đã không ngừng nóng lên xoay quanh các vấn đề hòn đảo, bãi cạn và khai thác tài nguyên. Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc Ngô Sĩ Tồn phân tích chỉ rõ, tình hình Nam Hải hiện nay cho dù ngày một phức tạp, song nhìn chung là có thể kiểm soát. Các nhân tố cản trở hợp tác giữa các nước xung quanh Nam Hải chủ yếu gồm ba điểm: Một là, một số nước đơn phương hành động, phá hoại cơ sở hợp tác, ông Ngô Sĩ Tồn cho rằng, "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải" ký năm 2002 đã nhấn mạnh nguyện vọng tăng cường hợp tác của các nước liên quan, thế nhưng, một số nước hiện nay đã giảm thiểu nguyện vọng hợp tác.
Hai là, tư pháp hóa trở thành cái gọi là sự lựa chọn trong giải quyết vấn đề Nam Hải của một số ít nước. Mới đây, báo giới Việt Nam đưa tin cho biết, Việt Nam sẽ mô phỏng Phi-li-pin đưa bản khởi tố lên Tòa án quốc tế. Ông Ngô Sĩ Tồn chỉ rõ, hiện nay, "Tư pháp hóa" đã trở thành một đặc điểm lớn trong giải quyết tranh chấp Nam Hải. Song, vấn đề Nam Hải không thể chỉ giải quyết đơn giản bằng cơ chế "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển", ví dụ như một số ít nước một mực làm càn, chỉ có thể khiến tình hình trở nên phức tạp, khiến việc thu được hiệu quả hợp tác thực chất giữa các nước trở nên ngày càng khó khăn.
Ba là, ý thức thương lượng giảm xuống. Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc Ngô Sĩ Tồn cho rằng, "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải" đạt được giữa các bên vẫn không lỗi thời, song ý thức thương lượng của một số nước lại suy giảm.
Khi đề cập việc làm thế nào để ứng phó với tình hình Nam Hải hiện nay, các chuyên gia tham dự hội nghị không hẹn mà gặp, đều nói cần phải tăng cường xây dựng cơ chế. Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Ma-lai-xi-a JawharMohamed cho rằng, hiện nay, khu vực Nam Hải và cả khu vực Đông Nam Á đã có cơ chế hợp tác an ninh chung hết sức chín muồi, ví dụ như "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải", Hội nghị Cấp cao Đông Á, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN v.v. Đây là những cơ chế đa phương quan trọng. Trước mắt cần phải chú trọng xây dựng cơ chế, giảm thiểu chống đối quân sự mang tính bài tha, vấn đề Nam Hải cuối cùng vẫn phải giải quyết thông qua cơ chế song phương và đa phương hữu hiệu.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |