• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Giàn khoan "981" tiến hành hoạt động tác nghiệp: Hành vi khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc

    2014-06-09 16:13:59     cri

    Trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8/6 đăng bài nhan đề: Giàn khoan "981" tiến hành hoạt động tác nghiệp: Sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc.

    Một. Giàn khoan "981" tiến hành hoạt động tác nghiệp

    Ngày 2/5/2014, giàn khoan "981" của doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành hoạt động khoan thăm dò tại khu vực tiếp giáp quần đảo Tây Sa Trung Quốc, nhằm thăm dò tài nguyên dầu khí. Hiện nay, công tác giai đoạn một đã hoàn thành, công tác giai đoạn hai đã bắt đầu từ ngày 27/5. Vùng biển tác nghiệp trong giai đoạn một và hai đều nằm cách đảo Trung Kiến quần đảo Tây Sa và đường cơ sở thẳng lãnh hải quần đảo Tây Sa 17 hải lý, cách bờ biển Việt Nam từ 133 đến 156 hải lý.

    10 năm gần đây, doanh nghiệp Trung Quốc luôn tiến hành hoạt động thăm dò tại vùng biển liên quan, bao gồm thăm dò địa chấn và điều tra hiện trường giếng dầu. Tác nghiệp khoan thăm dò của giàn khoan "981" lần này là sự tiếp diễn thường kỳ của tiến trình thăm dò, hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền và quyền quản lý của Trung Quốc.

    Hai. Sự khiêu khích của Việt Nam

    Sau khi doanh nghiệp Trung Quốc tiến hành tác nghiệp, phía Việt Nam lập tức cử một lượng lớn tàu thuyền trong đó có tàu vũ trang tiến hành quấy nhiễu hoạt động tác nghiệp của Trung Quốc một cách phi pháp và với cường độ mạnh, đâm va tàu công vụ của Chính phủ Trung Quốc thi hành nhiệm vụ bảo vệ an ninh tại hiện trường, và còn cử đặc công nước như "người nhái"...đến vùng biển này, thả rất nhiều chướng ngại vật như lưới cá, vật trôi nổi... Tính đến 17 giờ ngày 7/6, số tàu Việt Nam có mặt tại hiện trường lúc nhiều nhất lên tới 63 tàu, tổng cộng đã có 1.416 lượt chiếc tàu xông vào khu vực cảnh giới và đâm va tàu công vụ của Trung Quốc.

    Hành động nói trên của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền quản lý của Trung Quốc, đe dọa nghiêm trọng an toàn của nhân viên và giàn khoan "981" của Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế liên quan trong đó có "Hiến chương Liên Hợp Quốc", "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982", "Công ước cấm hành vi phi pháp gây nguy hại an toàn hàng hải " và "Nghị định thư cấm hành vi phi pháp gây phương hại đối với an toàn của giàn khoan cố định trên thềm lục địa " năm 1988, phá hoại tự do và an toàn hàng hải trên vùng biển này cũng như phá hoại hòa bình và ổn định của khu vực.

    Trong khi tiến hành quấy nhiễu phi pháp và cường độ mạnh đối với hoạt động tác nghiệp bình thường của doanh nghiệp Trung Quốc tại vùng biển này, Việt Nam còn dung túng hoạt động biểu tình chống Trung Quốc ở trong nước. Trung tuần tháng 5, hàng nghìn kẻ quá khích và manh động Việt Nam đã tiến hành đập phá, cướp bóc và thiêu đốt nhà xưởng của doanh nghiệp nhiều nước tại Việt Nam trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc sát hại tàn nhẫn 4 công dân và làm bị thương hơn 300 công dân Trung Quốc tại Việt Nam, đồng thời gây thiệt hại tài sản nghiêm trọng.

    Ba. Phản ứng của Trung Quốc

    Giữa quần đảo Tây Sa Trung Quốc và bờ biển Việt Nam tồn tại vấn đề phân định ranh giới, cho đến thời điểm này, hai bên vẫn chưa phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tại vùng biển này. Hai bên đều có quyền đưa ra chủ trương về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển" năm 1982. Song, bất cứ phân định ranh giới theo nguyên tắc gì, vùng biển này đều không thể trở thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

    Trước hành động khiêu khích trên biển của Việt Nam, Trung Quốc đã giữ kiềm chế cao độ và áp dụng biện pháp phòng ngừa cần thiết, cử tàu công vụ đến hiện trường đảm bảo an toàn cho hoạt động tác nghiệp, đã giữ gìn trật tự sản xuất, tác nghiệp và an toàn hàng hải trên biển một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, từ ngày 2/5 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành hơn 30 cuộc trao đổi với Việt Nam ở các cấp độ, yêu cầu Việt Nam đình chỉ hoạt động quấy nhiễu phi pháp. Điều đáng tiếc là, hoạt động quấy nhiễu phi pháp của Việt Nam vẫn đang tiếp diễn.

    Bốn. Quần đảo Tây Sa là lãnh thổ của Trung Quốc

    1. Quần đảo Tây Sa là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, không tồn tại bất cứ tranh chấp.

    Trung Quốc là nước phát hiện sớm nhất, khai thác, kinh doanh sớm nhất và quản lý sớm nhất đối với quần đảo Tây Sa. Chính phủ Bắc Tống (năm 960-1126 công nguyên) Trung Quốc đã đưa quần đảo Tây Sa vào phạm vi quản lý của mình, đồng thời cử thủy quân tuần tiễu tại vùng biển này. Năm 1909, ông Lý Chuẩn, Đề đốc (Trưởng quân sự cấp cao địa phương) Thủy quân Quảng Đông của Chính phủ nhà Thanh Trung Quốc đã dẫn quân thị sát quần đảo Tây Sa, đồng thời thượng cờ và bắn pháo trên đảo Vĩnh Hưng, tuyên bố chủ quyền. Năm 1911, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố đưa quần đảo Tây Sa và vùng biển xung quanh vào phạm vi quản lý của huyện Nha đảo Hải Nam.

    Nhật Bản đã xâm chiếm quần đảo Tây Sa trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Sau khi Nhật Bản đầu hàng năm 1945, theo hàng loạt văn bản quốc tế, tháng 11/1946, Chính phủ Trung Quốc đã cử quan chức cấp cao đáp tàu chiến đến quần đảo Tây Sa tổ chức Lễ tiếp quản, đồng thời dựng đài kỷ niệm và cử quân đội đến đóng, quần đảo Tây Sa từng một dạo bị nước ngoài xâm chiếm phi pháp đã được trở lại dưới quyền quản lý của Chính phủ Trung Quốc.

    Năm 1959, Chính phủ Trung Quốc thành lập "Văn phòng đại diện quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa và quần đảo Nam Sa". Tháng 1/1974, quân và dân Trung Quốc đã xua đuổi quân đội của Chính quyền Sài Gòn Nam Việt Nam xâm chiếm đảo San Hô và đảo Cam Tuyền thuộc quần đảo Tây Sa, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. "Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" công bố năm 1992 và đường cơ sở thẳng lãnh hải quần đảo Tây Sa do Chính phủ Trung Quốc công bố năm 1996 lần lượt xác nhận chủ quyền và phạm vi lãnh hải của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa. Năm 2012, Chính phủ Trung Quốc đã thành lập các cơ quan chính quyền của thành phố Tây Sa tại đảo Vĩnh Hưng của quần đảo Tây Sa.

    2. Trước năm 1974, các khóa Chính phủ Việt Nam không hề đưa ra bất cứ nghị dị đối với chủ quyền quần đảo Tây Sa của Trung Quốc, bất cứ trong tuyên bố, công hàm của Chính phủ Việt Nam hay là trên báo chí, tạp chí, bản đồ và sách giáo khoa của Việt Nam đều chính thức công nhận quần đảo Tây Sa từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc.

    Ngày 16/5/1956, trong buổi tiếp Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Lý Chí Dân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêm trịnh trọng bày tỏ: "Căn cứ vào những tư liệu của Việt Nam và xét về mặt lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc". Vụ trưởng Vụ châu Á Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Lộc còn giới thiệu cụ thể hơn những tư liệu của phía Việt Nam và chỉ rõ: "Xét từ lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa đã thuộc về Trung Quốc ngay từ đời Nhà Tống".

    Ngày 4/9/1958, Chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố, tuyên bố chiều rộng của lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lý, dứt khoát nêu rõ: "Quy định này áp dụng cho tất cả mọi lãnh thổ của nước Cộng hoa Nhân dân Trung Hoa, trong đó bao gồm quần đảo Tây Sa". Ngày 6/9, trên trang nhất của "Báo Nhân Dân"-cơ quan Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam đã đăng toàn văn bản tuyên bố lãnh hải của Chính phủ Trung Quốc. Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Văn Đồng đã gửi Công hàm cho Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai, trịnh trọng bày tỏ: "Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận và tán thành tuyên bố về quyết định lãnh hải công bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", "Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định này".

    Ngày 9/5/1965, Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên bố về việc Chính phủ Mỹ lập "khu tác chiến" của quân Mỹ tại Việt Nam, chỉ rõ: "Việc Tổng thống Mỹ Giôn-xơn xác định toàn cõi Việt Nam và vùng ngoài bờ biển Việt Nam rộng khoảng 100 hải lý cùng một bộ phận lãnh hải thuộc quần đảo Tây Sa của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoà là khu tác chiến của lực lượng vũ trang Mỹ", đây là đe dọa trực tiếp "đối với an ninh của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nước láng giềng".

    Tập "Bản đồ Thế giới" do Cục Đo đạc và Bản đồ Phủ Thủ tướng Việt Nam in ấn xuất bản tháng 5/1972 đã ghi chú quần đảo Tây Sa bằng tên gọi Trung Quốc(phụ kiện 4). Trong sách giáo khoa "Địa lý" lớp 9 Trung học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản, có bài giới thiệu "Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" viết: "Từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan, các đảo Bành Hồ, quần đảo Châu Sơn..., các đảo này có hình vòng cung, tạo thành bức 'Trường Thành' bảo vệ Trung Quốc đại lục".

    Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã nuốt lời cam kết của mình, đưa ra yêu sách lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc luật pháp quốc tế về 'cấm nuốt lời cam kết' và chuẩn tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế.

    Năm. Xử lý thỏa đáng vụ việc

    Trung Quốc là lực lượng kiên định trong giữ gìn hòa bình và ổn định Nam Hải, thúc đẩy hợp tác và phát triển giữa các nước trong khu vực, cũng là lực lượng kiên định giữ gìn tôn chỉ và nguyên tắc của "Hiến chương Liên Hợp Quốc", chuẩn tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế và nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Điều mà Trung Quốc không mong trông thấy là khu vực xung quanh mình xuất hiện bấp bênh.

    Trung Quốc hy vọng quan hệ Trung-Việt phát triển tốt đẹp, nhưng không thể từ bỏ nguyên tắc. Các kênh trao đổi giữa hai nước Trung-Việt là thông suốt. Trung Quốc khuyến cáo Việt Nam xuất phát từ đại cục giữ gìn quan hệ hai nước và hòa bình, ổn định của biển Nam Hải, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quản lý của Trung Quốc, lập tức đình chỉ quấy nhiễu dưới mọi cứ hình thức đối với hoạt động tác nghiệp của Trung Quốc, đồng thời rút toàn bộ tàu và nhân viên khỏi hiện trường, làm dịu tình hình căng thẳng, sớm khôi phục sự bình yên trên Nam Hải. Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực trao đổi với Việt Nam, tranh thủ xử lý thỏa đáng diễn biến tình hình hiện nay.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>