• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Việt Nam gây ra "Cơn sóng tháng năm"

    2014-06-01 15:46:27     cri
    Tình hình Nam Hải mới đây quả thực khiến người ta phải lo ngại. Việt Nam bất chấp Luật quốc tế và sự thực, huy động vài chục chiếc tàu tiến hành quấy nhiễu hoạt động khoan giếng thăm dò trên vùng biển phía Nam đảo Trung Kiến, quần đảo Tây Sa của doanh nghiệp Trung Quốc, bên cạnh đó, Việt Nam còn kích động và dung túng bạo lực hóa hoạt động biểu tình chống Trung Quốc, gây tổn thất tài sản cho doanh nghiệp nhiều nước và gây thương vong về người. Việt Nam đã gây ra nhiều cơn sóng trên Nam Hải vốn ở trạng thái tương đối yên lặng, hẳn đây là sự tác động đối với quan hệ hữu nghị Trung-Việt cũng như hòa bình và ổn định của khu vực.

    Quần đảo Tây Sa xưa nay luôn là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc. Ngay từ đời Hán, người Trung Quốc đã bắt đầu hàng hải tại Nam Hải, đồng thời lần lượt phát hiện quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Cuốn "Nam Châu Dị Vật Chí" của Vạn Chấn và "Phù Nam Truyền" của Khang Thái, thời Tam Quốc(năm 220-265 công nguyên)đã có sự miêu tả về đặc trưng địa hình địa mạo của quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa. Sau đó, "Mộng Lương Lục" của đời Tống, "Đảo Di Chí Lược" của đời Tống, "Đông Tây Dương Khảo " và "Thuận Phong Tương Tống" của đời Minh, "Chỉ Nam Chính Pháp"và "Hải Quốc Văn Kiến Lục" của đời Thanh cùng "Canh Lộ Bộ" của ngư dân các thế hệ đều có sự ghi chép tường tận tình hình nhân dân Trung Quốc hàng nghìn năm nay đã đến hàng hải và sản xuất tại quần đảo Tây Sa và Nam Sa cũng như vị trí của hai quần đảo này và tình hình phân bố các hòn đảo. Cùng với dấu chân của người dân, Chính quyền các triều đại Trung Quốc cũng thực thi quyền cai quản quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Điều này chứng tỏ, ngay từ đời Bắc Tống, quần đảo Tây Sa đã nằm trong tầm quản lý của Chính phủ Trung Quốc.  

    Trong thời gian lâu dài, Việt Nam không hề có sự bất đồng đối với việc này. Trong buổi tiếp Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Lý Chí Dân vào ngày 15/6/1956, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam Ung Văn Khiêm trịnh trọng bày tỏ: "Căn cứ vào tư liệu của Việt Nam và xét về mặt lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa nên thuộc về lãnh thổ Trung Quốc". Tháng 9/1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Văn Đồng đã gửi công hàm tới Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai và trịnh trọng bày tỏ, Chính phủ Nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam công nhận và tán thành tuyên bố về quyết định lãnh hải ngày 4/9/1958 của Chính phủ Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bản Tuyên bố này dứt khoát chỉ rõ, toàn bộ lãnh thổ của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bao gồm quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa...". Qua đó có thể thấy, bức công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho biết, Chính phủ Việt Nam công nhận quần đảo Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Đối với quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền, qua vị trí địa lý, chiều dài, diện tích, địa hình, địa mạo theo ghi chép tư liệu lịch sử của Việt Nam, người ta có thể phán đoán rằng, đó chỉ là một số hòn đảo và bãi cát dọc biển trung bộ Việt Nam.  

    Rất rõ ràng, nơi cách đảo Trung Kiến quần đảo Tây Sa 17 hải lý về phía Tây Nam là khu đặc quyền kinh tế không thể tranh cãi của Trung Quốc, Giàn khoan "981 Dầu mỏ Hải dương" Trung Quốc tiến hành tác nghiệp tại khu vực này hoàn toàn phù hợp với quyền chủ quyền ghi trong "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển". Việt Nam đã cử hơn 60 tàu, trong đó có tàu vũ trang cố tình đâm mạnh vào tàu tác nghiệp của Trung Quốc, đồng thời buông thả hàng loạt vật chướng ngại như lưới thép, lưới cá, gỗ, thùng trôi v.v, không những xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Trung Quốc, mà còn đe dọa nghiêm trọng tự do hàng hải và an ninh hàng hải của vùng biển này. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam còn kích động tinh thần dân tộc trong nước, nhằm chuyển tinh thần bất bình của người dân đối với hiện tượng tham nhũng và tình hình kinh tế ảm đạm của chính phủ sang Trung Quốc. Chính nhờ sự dung túng của chính phủ Việt Nam, hoạt động biểu tình đã nhanh chóng chuyển sang bạo lực hóa, làm 4 công dân Trung Quốc gặp nạn, gây thiệt hại cho doanh nghiệp của nhiều nước vô tội. Chính phủ Việt Nam cần phải gánh chịu toàn bộ trách nhiệm về vụ việc này.

    Trong khi đó, Trung Quốc luôn giữ kiềm chế tối đa. Để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền qua lại, Cục Công việc biển Trung Quốc đã từng ba lần ra thông báo hàng hải trước khi tiến hành hoạt động tác nghiệp. Sau khi xảy ra vụ việc, tàu công vụ và tàu tác nghiệp của doanh nghiệp Trung Quốc buộc phải áp dụng biện pháp phòng thủ, hàng ngày phải hứng chịu vài chục lần đâm va của các loại tàu trong đó kể cả tàu vũ trang của Việt Nam. Xét đến quan hệ hai nước và ổn định khu vực, tính đến ngày 20/5, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành khoảng 30 cuộc trao đổi với Việt Nam. Thế nhưng, Việt Nam không những không đình chỉ hành vi quấy nhiễu trên biển, mà còn đổi trắng thay đen, than khóc khắp nơi, cáo buộc đó đây.  

    Sở dĩ Việt Nam đưa ra những phản ứng kịch liệt như vậy, trên mức rất lớn là toan mượn cớ để gây nên tranh chấp mới, mở rộng lợi ích riêng trên Nam Hải. Sau khi Trung-Việt xảy ra vụ đối kháng trên biển, không ít nhà quan sát quốc tế cho rằng, Trung Quốc không nên lựa chọn việc bố trí giàn khoan 981 ngay sau chuyến thăm Đông Á của ông Ô-ba-ma và trước thềm diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN, thậm chí có người trực tiếp phê bình Trung Quốc. Dù sao đi nữa, việc Trung Quốc triển khai hoạt động điều tra và thăm dò dầu khí tại vùng biển này đã có hơn 10 năm, từ tháng 5 đến tháng 6 năm ngoái, doanh nghiệp Trung Quốc từng tiến hành điều tra tình hình địa chấn và mỏ dầu tại vùng biển này. Hoạt động thăm dò hiện nay hoàn toàn là công việc thường kỳ tiếp theo trong tiến trình thăm dò, là sự xác định tổng hợp căn cứ vào nhu cầu công tác thực tế và điều kiện trên biển. Còn Việt Nam thì thừa cơ chuyến thăm Đông Á của ông Ô-ba-ma và diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN, thông qua việc quấy nhiễu hoạt động tác nghiệp bình thường của Trung Quốc, làm rùm beng tranh chấp trên Nam Hải, một mặt thể hiện giá trị lợi dụng chiến lược "Tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ, mặt khác hòng thúc đẩy ASEAN hóa tranh chấp Nam Hải, bắt cóc ASEAN trả giá cho hành vi kiếm chác lợi ích trên Nam Hải của họ. Còn Mỹ thì ráo riết chỉ trích Trung Quốc trong khi áp dụng thái độ hời hợt đối với hành vi khiêu khích trên biển và hoạt động bạo lực đập phá, cướp bóc, đốt nhà xưởng xảy ra trong nước Việt Nam. Phần lớn các nước ASEAN đều giữ thái độ công bằng, song, cũng bày tỏ lo ngại trước tình hình căng thẳng. Chính cục diện căng thẳng này là điều mong muốn trông thấy của Việt Nam.  

    Từ trước đến nay, Trung Quốc đều coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị với các nước xung quanh, dốc sức giữ gìn hòa bình và ổn định khu vực, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho tranh chấp Nam Hải mà các bên đều hài lòng. Năm 2011, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Trung-Việt", khởi động Nhóm Công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Trung-Việt và Cơ chế Nhóm Công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, năm 2013, Trung Quốc và Việt Nam còn thành lập Nhóm Công tác thương lượng cùng khai thác trên biển. Giữa lúc mọi công việc kể trên đang thu được tiến triển tích cực, bất ngờ Việt Nam lại bất chấp đại cục quan hệ hai nước và ổn định khu vực, một mực gây ra "Cơn sóng tháng năm" tại Nam Hải. Chính phủ Việt Nam cần phải chịu trách nhiệm trước vụ việc này, đồng thời bồi thường tổn thất cho Trung Quốc và xin lỗi trước nhân dân Trung Quốc.

    (Tác giả: Trần Khánh Hồng-Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Hiện đại Trung Quốc)

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>