Ảnh: Chợ Trung tâm Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam
Ngày 11/2 là ngày 12 tháng Giêng, mặc dù hương vị ngày Tết vẫn chưa đi xa nhưng ông Tạ Cường, một thương gia đến từ thành phố Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc đã mở cửa "văng phòng" tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.
Thực ra, "văn phòng" của ông Tạ Cường là chỉ cửa hàng ở tầng hai và tầng ba tại chợ trung tâm ở thành phố Móng Cái của ông. 5 năm trước, hai vợ chồng ông Tạ Cường đã bắt đầu buôn bán quần áo ở Móng Cái, do kinh doanh rất khấm khá, năm thứ hai ông đã thuê thêm một cửa hàng thứ hai. Hiện ông phụ trách cửa hàng bán nữ trang ở tầng hai, còn vợ và cô goi gái phục trách cửa hàng bán túi xách và đồ mỹ phẩm ở tầng ba. Ở Móng Cái, những thương gia như ông Cường còn rất nhiều. Tại đây có hơn hai nghìn cửa hàng trong đó cửa hàng của các thương gia Trung Quốc chiếm tới 1/3, ngoài các thương gia đến từ Quảng Tây ra, còn có các gia đến từ các nơi Trung Quốc như Quảng Đông, Tứ Xuyên và Triết Giang.
Móng Cái là cửa khẩu quốc tế trên biển và trên bộ duy nhất kết nối Trung Quốc với Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung, chỉ cách thành phố Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc con sông Bắc Luân. Là khu thí điểm kinh tế sớm nhất của Việt Nam, Móng Cái được người dân địa phương tôn vinh là "Tiểu Thâm Quyến của Việt Nam".
Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái thành lập tháng 6/2012 đã trở thành thị trường biên mậu sôi động nhất ở Việt Nam trên đường biên giới Trung-Việt, cũng là trạm trung chuyển và phân phối quan trọng của hàng hoá Trung Quốc tại Việt Nam. Năm 2013 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Móng Cái đạt 2 tỷ 760 triệu đô la Mỹ, tổng doanh thu tăng 193% so với năm 2012, doanh thu của các chợ biên giới tăng 153%.
Chung quanh thị trường biên mậu cách cửa khẩu một cây số là khu vực sầm uất nhất của Móng Cái, những trung tâm thương mại Trung Quốc, chợ ký gửi và 4 chợ biên mậu đều tập trung tại đây, khiến cho hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, nhà hàng và xe tắc-xi cũng hết sức sôi động. Phóng viên ghi nhận, Chợ trung tâm Móng Cái gồm 5 tầng và một tầng ngầm, kinh danh các mặt hàng như quần áo, giày dép, túi xách, va ly, đồ chơi, thực phẩm, hàng tạp hóa, thiết bị máy móc..., gần như toàn bộ các mặt hàng này là đến từ Trung Quốc.
Móng Cái đóng vai trò quan trọng trong hoạt động biên mậu giữa hai nước Trung-Việt. Tại đây, những mặt hàng như quần áo, hàng tạp hoá, sản phẩm cơ điện do Trung Quốc sản xuất đã lấp chỗ trống cho thị trường Việt Nam. Việt Nam cũng thu về một nguồn ngoại tệ lớn thông qua xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng ưu thế như than đá, cao su. Chợ biên mậu Móng Cái đã trở thành chợ biên mậu có quy mô lớn nhất của Việt Nam, và là kênh quan trọng cho hàng hoá Trung Quốc đi vào miền Bắc Việt Nam.
Từ năm 2006-2012, kim ngạch biên mậu giữa hai nước Trung-Việt tăng trung bình 23%/năm, chiếm 31% tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước. Hiện nay, các mặt hàng như than đá, cao su và thủy hải sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái lần lượt chiếm 70%, 12% và 3% tổng giá trị xuất khẩu của thành phố Móng Cái.
Trao đổi biên mậu sôi động đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân hai nước Trung-Viêṭ. Với sự thúc đẩy của Móng Cái, những thành phố và thị trấn dọc trên tuyến từ Hạ Long đến Móng Cái của tỉnh Quảng Ninh đều phát triển hơn các khu vực khác của Việt Nam.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |