Con số thống kê của Chính phủ Việt Nam cho biết, ba quý đầu năm 2013, tổng kim ngạch thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên hợp đồng của Việt Nam đã lên tới 15 tỷ đô-la Mỹ, tăng 36% so với cùng kỳ; trên thực tế sử dụng 8,6 tỷ đô-la Mỹ vốn nước ngoài, tăng 6,4% so với cùng kỳ. Trong đó, Nhật Bản đứng hàng đầu các nước đầu tư với kim ngạch hợp đồng đạt 4 tỷ 740 triệu đô-la Mỹ, tiếp theo là Xin-ga-po và Hàn Quốc, kim ngạch hợp đồng lần lượt là 3 tỷ 950 triệu đô-la Mỹ và 2 tỷ 640 triệu đô-la Mỹ.
Kể từ năm 2008 đến nay, kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ tăng trưởng chậm, mức tăng kinh tế ở khoảng 5-6%, trên thực tế trung bình mỗi năm sử dụng khoảng 10 tỷ đô-la Mỹ vốn nước ngoài. So với số liệu thống kê của những năm trước đây, thì con số tăng trong 3 quý đầu năm nay của Việt Nam quả là không ít. Ngoài doanh nghiệp Nhật-Hàn ra, một số công ty của Anh và Mỹ mới đây cũng hoạt động khá sôi nổi. Sở dĩ vốn nước ngoài tràn đầy lòng tin đối với thị trường này, đó là có hai nguyên nhân: Một là nhà đầu tư giàu sức tưởng tượng đối với tiềm năng thị trường Việt Nam; hai là Chính phủ Việt Nam áp dụng chính sách đầu tư tích cực.
Năm 2012, GDP bình quân đầu người Việt Nam đạt 1540 đô-la Mỹ, đang ở vào giai đoạn đầu công nghiệp hóa, nhu cầu đầu tư rất mạnh. Hiện nay, Việt Nam có 90 triệu dân, trong đó có 17 triệu thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 10- 17 tuổi, con số khổng lồ này đã mang lại kích cầu tiêu dùng rất lớn cho lĩnh vực vui chơi giải trí, sản phẩm điện tử và thông tin, điều này khiến các nhà đầu tư nẩy sinh không gian tưởng tượng rất lớn đối với tiềm năng thị trường Việt Nam.
Về thu hút vốn nước ngoài, Chính phủ Việt Nam luôn áp dụng thái độ tích cực, trong đó bao gồm các biện pháp kích thích như: ưu đãi thuế, tiêu chuẩn thâm nhập thị trường thấp, tạo điều kiện thuận lợi v.v. Năm 2005, Việt Nam đã ban hành "Luật Đầu tư" thay cho "Luật Đầu tư nước ngoài" trước đây, vốn trong nước và vốn nước ngoài hưởng đãi ngộ như nhau. Việt Nam sắp tới sẽ tiến hành sửa đổi "Luật Doanh nghiệp", nhằm tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp vốn nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán với Mỹ về gia nhập Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việc gia nhập TPP có nghĩa là Việt Nam sẽ nới lỏng giám sát và quản lý vốn nước ngoài, hạ thấp điều kiện cho phép thâm nhập thị trường ngành thông tin viễn thông, tài chính, bảo hiểm, vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài tràn đầy mong đợi về môi trường đầu tư Việt Nam trong thời gian tới sẽ được cải thiện. Trước mắt, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở mức cao là thách thức đang đặt ra cho Việt Nam. Chính phủ Vịêt Nam mới đây đã thành lập công ty quản lý vốn tài chính, để bóc tách nợ xấu, nhằm giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Việt Nam còn phải đứng trước nhiệm vụ nặng nề như: Cải thiện cơ sở hạ tầng, làm dịu áp lực cung cấp điện. Muốn tiếp tục trở thành điểm nóng đầu tư của nước ngoài, thì Việt Nam cần phải vượt qua những khó khăn này.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |