Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23 và các hội nghị cấp cao sẽ diễn ra tại Bru-nây từ ngày 9-10/10, lãnh đạo của 10 nước thành viên ASEAN cùng Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v sẽ tham dự hội nghị lần này, đây cũng là Hội nghị Cấp cao ASEAN lần cuối cùng trong năm 2013. Giáo sư Kitti, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Á Trường Đại học Luật Thái Lan cho rằng, do cân bằng thực lực của toàn cầu đang nghiêng về khu vực châu Á, các nước sẽ ngày càng coi trọng vai trò của ASEAN trong các vấn đề khu vực và toàn cầu, quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN cũng sẽ được phát triển hơn nữa.
"Nhìn chung, do cân bằng thực lực của toàn cầu đã nghiêng về châu Á, khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2008 đã tấn công nghiêm trọng vào kinh tế châu Âu và Mỹ. Trong khi đó tại các nước châu Á, đặc biệt là kinh tế Trung Quốc lại duy trì tăng trưởng, vì vậy, các nước càng thêm coi trọng châu Á. ASEAN có thể làm điểm dựa cho các nước lớn, mặt bằng này không tồn tại sức ép, cho nên các nước đều có thể trao đổi những vấn đề mà mình quan tâm qua mặt bằng này, dĩ nhiên cũng bao gồm thảo luận đề tài của bản thân ASEAN" .
Năm nay là kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN. 10 năm qua, sự hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN đã thu được thành quả to lớn trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học công nghệ v.v. Tháng 9 năm nay, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết, Trung Quốc và ASEAN là đối tác hợp tác tự nhiên, sẽ dốc sức kiến tạo "10 năm kim cương" cho hợp tác Trung Quốc-ASEAN. Giáo sư Kitti cho biết, ông rất tán thành những lời nói của Thủ tướng Lý Khắc Cường, và cho rằng quan hệ Trung Quốc-ASEAN cần phải và có thể tiếp tục phát triển lên phía trước.
"Tôi cho rằng, đây là một ý tưởng hay, tôi tán thành việc ASEAN và Trung Quốc nâng cấp quan hệ song phương. Tôi cho rằng, đây là điều nhờ vào sự nương tựa về thương mại và đầu tư hai chiều, chúng ta cần phải thúc đẩy quan hệ song phương tiếp tục phát triển lên phía trước" .
Kể từ khi Chính phủ Ô-ba-ma lên nắm quyền đến nay, Mỹ đã đề xuất chiến lược "trở lại châu Á-Thái Bình Dương", tiếp tục nhấn mạnh sự có mặt của Mỹ tại Đông Á và Đông Nam Á, còn Chính phủ A-bê thì toan củng cố quan hệ với các nước Đông Nam Á, ngoài ra, Hàn Quốc và Ấn Độ cũng dốc sức nâng cấp quan hệ với các nước Đông Nam Á. Giáo sư Kitti cho rằng, sự có mặt và quan hệ cạnh tranh nhất định của các nước lớn tại khu vực này là "con dao hai lưỡi" đối với ASEAN.
"Nếu chỉ có một nước lớn hiện diện tại khu vực này, thì ASEAN sẽ không còn không gian xoay xở. Nhưng nếu có nhiều nước lớn hiện diện, thì ASEAN có thể tiến hành đàm phán và lựa chọn. Trong khi đó, ASEAN cũng phải nâng cao trình độ nhất thể hóa, phát ra tiếng nói chung với bên ngoài, nhằm tăng cường khả năng cán cân. Thế nhưng, xét về mặt khác, nếu cạnh tranh giữa các nước lớn diễn ra quá gay gắt tại khu vực này, thì rất có thể gây nên nhân tố không ổn định, đây là ảnh hưởng tiêu cực đối với ASEAN".