Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 21 sắp diễn ra tại đảo Ba-li, In-đô-nê-xi-a. Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương liệu có tiếp tục đóng vai trò đi đầu trong thúc đẩy tự do hoá, tiện lợi hoá thương mại đầu tư, thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế khu vực hay không là điều đáng để mọi người mong đợi.
Những năm gần đây, mỗi lần diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đều thu hút sự quan tâm của mọi người đối với tiến trình nhất thể hoá kinh tế khu vực. Hiện nay " Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực" với "Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương" đều có điều kiện để thúc đẩy. Một số người vì vậy cho rằng, nhất thể hoá kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương đã hình thành cục diện song song hai đầu, đồng thời bày tỏ nghi ngờ với viễn cảnh này.
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương không những là nền kinh tế đứng 3 ngôi đầu trên thế giới mà còn có nhiều nền kinh tế quy mô vừa và nhỏ. Đặc điểm cơ bản này đã quyết định tiến trình nhất thể hoá kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương không nên và cũng không thể chỉ đi một con đường. Bất cứ đi con đường nào, mục đích của nó đều là thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, tăng cường quan hệ kinh tế giữa các thành viên, kiến tạo môi trường phát triển mở cửa, hợp tác, bao dung và minh bạch.
Không thể phủ nhận nguyên tắc, phương thức, phạm vi và trình độ đàm phán của "Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương" và " Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực" sẽ khó tránh khỏi tác động trực tiếp đối với tiến trình và phương hướng nhất thể hoá kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như đối với phát triển kinh tế bản thân các thành viên trong khu vực. Làm thế nào điều phối quan hệ giữa "Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương" và " Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực" là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới các cuộc đàm phán liệu có diễn ra suôn sẻ hay không, Khu vực Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương liệu có sớm được thành lập hay không.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cuối cùng thực hiện Khu vực Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương, các bên trong khi triển khai thành lập khu vực thương mại tự do cần phải kiên trì nguyên tắc sau: Một là, cần phù hợp các nguyên tắc do Tổ chức Thương mại Thế giới ấn định, có lợi cho thúc đẩy đàm phán Đô-ha lấy cơ chế thương mại đa phương làm hạt nhân. Hai là, cần thúc đẩy đàm phán theo nguyên tắc mở cửa, bao dung và minh bạch, chỉ có mở cửa mới có lợi cho đoàn kết mọi lực lượng có thể đoàn kết, chỉ có bao dung mới có lợi cho chiếu cố nhu cầu khác nhau của các nền kinh tế khác nhau, chỉ có minh bạch mới có lợi cho tăng cường tin cậy lẫn nhau loại bỏ những nghi ngờ. Ba là, nên cố gắng hình thành cục diện tham khảo lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau, hội nhập lẫn nhau, chuyển sức kéo vừa phải trong sắp xếp thương mại tự do thành động lực thực hiện nhất thể hoá kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trung Quốc đều giữ lập trường cởi mở đối với các cơ chế hợp tác và các tổ hợp đàm phán khu vực. Tại hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tháng 4 năm nay, Trung Quốc đã đề xuất kiến nghị thành lập cơ chế trao đổi thông tin khu vực thương mại tự do trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, dẫn đến hưởng ứng tích cực. Điều này không những thể hiện sự đồng thuận của các bên mà còn tạo cơ hội cho Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương phát huy vai trò to lớn hơn trong tiến trình nhất thể hoá khu vực.