Ông Thang Chi Mẫn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc-ASEAN của Thái Lan chỉ rõ, trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN tăng trưởng mạnh có 4 nguyên nhân chính: Một là, từ khi Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN xây dựng hoàn thành đến nay, hai bên đã hạ thấp hàng rào thương mại, sự kết nối có phần được nâng cao. Hai là, kinh tế Trung Quốc đang chuyển đổi loại hình, một số chuỗi ngành nghề hướng ra thị trường Âu-Mỹ của Trung Quốc đã chuyển dịch sang các nước láng giềng ASEAN, khiến cho kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN gia tăng. Ba là, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng sẽ khiến cho nhu cầu đối với nguyên vật liệu của các nước ASEAN tăng cao. Bốn là, cùng với trình độ kinh tế và năng lực sản xuất của hai bên được nâng cao, nhu cầu của hai bên đối với sản phẩm cuối cùng của đối phương cũng tăng lên.
Có chuyên gia chỉ rõ, giữa Trung Quốc và các nước ASEAN có tính bổ sung cho nhau rất mạnh về thương mại. Xin-ga-po và Thái Lan rất cần thị trường Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a cũng rất cần đầu tư của Trung Quốc, còn Cam-pu-chia và Lào lại cần nguồn vốn và công nghệ của Trung Quốc. Trung Quốc xuất khẩu rất nhiều sản phẩm đầu cuối sang các nước ASEAN, từ nông sản phẩm, phân bón, hàng dệt may đến vật liệu xây dựng, thiết bị cơ giới, điện tử, v.v.
Chuyên gia Viện Nghiên cứu Đông Á Đại học Quốc gia Xin-ga-po Trần Cương chỉ rõ, hiện nay thị trường quá quan tâm đến sức lao động và năng lực sản xuất của châu Á, đã coi nhẹ nhu cầu tiềm tàng của châu Á. Ông cho biết, trong tương lai châu Á cần phải xây dựng lên thị trường lớn mạnh nội khối. ASEAN và Trung Quốc không những là thị trường quan trọng của nhau, mà còn là thị trường tiêu dùng to lớn tiềm tàng trong tương lai, tính bổ sung cho nhau giữa hai bên đang được tăng cường.
Muốn mở rộng kích cầu thì điều trước tiên cần phải dựa vào điều chỉnh kết cấu ngành nghề. Cùng với giá thành lao động tăng lên, một số ngành có hàm lượng công nghệ thấp đã chuyển dịch từ Trung Quốc đến các nước ASEAN, nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm trung cấp của Trung Quốc như cơ giới, máy móc đang gia tăng. Những năm gần đây thương mại công nghệ cao của Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, thậm chí đã có ưu thế cạnh tranh với các nước phát triển trong các lĩnh vực năng lượng mặt trời, năng lượng mới, v.v, đây là những lĩnh vực then chốt trong tăng cường tính bổ sung cho nhau giữa Trung Quốc và ASEAN trong thời gian tới.
Điều cần chú ý là, phát triển kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN vẫn đứng trước thách thức nhất định. Chuyên gia Viện Nghiên cứu Đông Á Đại học Quốc gia Xin-ga-po Trần Cương cho rằng, hai bên cần phải tiếp tục tăng cường sự kết nối, Trung Quốc có thể tăng thêm cường độ đầu tư để giúp ASEAN tăng cường xây dựng trong lĩnh vực kết nối, bên cạnh đó cũng tránh được dư thừa công suất của Trung Quốc. Ngoài ra, ASEAN và Trung Quốc cần phải tiếp tục hạ thấp thuế quan, đẩy nhanh thực hiện đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |