Các nhà mạng Trung Quốc bao gồm Ten-xen và Bai-đu đã coi Đông Nam Á là một thị trường quan trọng trong phát triển nghiệp vụ ở nước ngoài. Ngoài ra, rất nhiều các nhà mạng nước ngoài như Line của Nhật Bản, v.v cũng xác định trọng điểm quan tâm của mình là thị trường Đông Nam Á.
Có thông tin nói rằng, Công ty Ten-xen sẽ thành lập công ty chi nhánh tại Ma-lai-xi-a. Lãnh đạo cấp cao của công ty này từng cho biết, Công ty đưa ra quyết định phát triển nói trên là điều rất tự nhiên vì ở Ma-lai-xi-a có số lượng thuê bao hùng hậu dịch vụ tin nhắn điện thoại di động. Dịch vụ này đã thịnh hành trong một thời gian khá dài ở Ma-lai-xi-a, có thông tin nói rằng tính đến mùa Thu năm ngoái, số thuê bao dịch vụ này ở Ma-lai-xi-a đã vượt quá một triệu. Hiện nay, phần mềm ứng dụng này đã được cài đặt trong 70% điện thoại di động thông minh ở địa phương. Ngoài ra, Công ty Bai-đu cũng tuyên bố sẽ thành lập phòng thí nghiệm chung với cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu của Xin-ga-po, để cùng khai thác các công nghệ như xử lý ngôn ngữ tự nhiên các loại ngôn ngữ Đông Nam Á. Động thái này cũng được coi là một bước đi quan trọng của Bai-đu trong việc đi vào thị trường Đông Nam Á, thúc đẩy chiến lược phát triển quốc tế hoá.
Thị trường Đông Nam Á rộng lớn là một nguyên nhân chính khiến rất nhiều công ty hướng tầm ngắm vào đây. Thứ nhất, thị trường Đông Nam Á có khoảng 600 triệu người tiêu dùng, hơn thế nữa tỷ lệ phổ cập In-tơ-nét cũng khá cao.
Thứ hai, so với các khu vực khác thì khu vực Đông Nam Á phát triển tương đối muộn, có tiềm năng phát triển rất lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng In-tơ-nét. Tỷ lệ sử dụng Twitter và Facebook tại các nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Thái Lan thậm chí còn sôi động hơn so với các nước phương Tây.
Thứ ba, sự gia tăng về số thuê bao điện thoại di động thông minh và lượng truy cập mạng In-tơ-nét cũng khiến các công ty lớn càng quan tâm hơn tới thị trường Đông Nam Á. Tại 7 thị trường chủ chốt ở Đông Nam Á gồm: Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Cam-pu-chia và Phi-li-pin, từ tháng 7/2011 đến tháng 6/2012, tổng giá trị tiêu thụ điện thoại di động đạt tới 13,7 tỷ đô la Mỹ, trong đó điện thoại di động thông minh chiếm tới 25%.
Để khai thác hiệu quả các thị trường khác nhau như Xin-ga-po, Hông Công-Trung Quốc, Đài Loan-Trung Quốc, Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a, Công ty Ten-xen đã bắt đầu hợp tác với các ca sĩ và minh tinh màn bạc của địa phương để quảng bá và thu hút khách hàng. Công ty Bai-đu cũng giới thiệu nhiều dòng sản phẩm mới để khai thác thị trường Thái Lan và Việt Nam, bên cạnh đó công ty còn tiến hành hợp tác với cơ quan nghiên cứu của Xin-ga-po. Ngoài ra, các nhà mạng Trung Quốc cũng đã triển khai nghiệp vụ tại Việt Nam, ví dụ như Công ty Kim Sơn luôn dốc sức nghiên cứu khai thác các loại trò chơi điện tử phù hợp với cư dân mạng Việt Nam.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |