![]() |
|
![]() |
![]() |
|
Trung Quốc hiện có khoảng 120 triệu người nghèo, trong đó có hơn mười triệu trẻ em dưới 6 tuổi ở khu vực nông thôn nghèo khó, tình trạng suy dinh dưỡng của rất nhiều trẻ em khá nổi cộm. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Trung Quốc đang không ngừng tăng cường đầu tư để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em khu vực nông thôn nghèo khó.
Từ cuối năm 2011, Trung Quốc bắt đầu triển khai thí điểm Chương trình cải thiện dinh dưỡng cho học sinh khu vực nông thôn nghèo khó ở miền Tây, chương trình này cũng được gọi là chương trình cung cấp miễn phí bữa ăn trưa. Tại các khu vực làm thí điểm, hiện tượng học sinh bị đói trước đây hiện đã được ăn bữa cơm trưa nóng hổi, khiến các em và phụ huynh vô cùng phấn khởi. Thứ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc Lỗ Hân mới đây cho biết, chương trình này hiện đã khiến muôn vàn học sinh trung và tiêu học ở nông thôn được hưởng lợi.
"Một là trợ cấp trực tiếp cho bữa ăn, khiến 26 triệu học sinh trung và tiểu học của 22 tỉnh khu vực miền Tây được hưởng lợi; hai là trợ cấp sinh hoạt cho những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, khiến 12 triệu học sinh được hưởng lợi".
Thứ trưởng Lỗ Hân cho biết, để cải thiện điều kiện bữa ăn cho học sinh khu vực nông thôn nghèo khó, năm 2011, Nhà nước đã cấp 10 tỷ Nhân dân tệ ngân sách cho việc xây dựng nhà ăn và cải thiện cơ sở thiết bị cho các trường học nông thôn. Sau này Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ ngân sách, tiếp tục quy phạm các khâu quản lý từ đồng ruộng đến bàn ăn, nâng cao khả năng cung cấp bữa ăn của các loại trường học, bảo đảm giám sát và quản lý đến nơi đến chốn tất cả các khâu về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Số liệu của Bộ Y tế Trung Quốc cho thấy, tình hình sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em Trung Quốc tiếp tục được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh đã từ 20% trong thập niên 50 của thế kỷ 20 giảm xuống còn 1,2% năm 2011, đã thực hiện trước thời hạn Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, trình độ sinh trưởng của trẻ em cũng không ngừng được nâng cao, năm 2010, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi nhẹ cân và sinh trưởng chậm đã giảm 70% so với năm 1990.
Tuy nhiên do các nguyên nhân như kinh tế, v.v, tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh khu vực nông thôn nghèo khó ở Trung Quốc vẫn không cho phép lạc quan, tỷ lệ trẻ em nhẹ cân ở khu vực nông thôn cao gấp 4-5 khu vực lần thành thị, đặc biệt là tình trạng dinh dưỡng của những trẻ em theo cha mẹ vào thành phố làm công hoặc ở lại quê hương vẫn bức xúc cần được cải thiện.
Bộ Y tế và Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung Quốc mới đây đã khởi động dự án thí điểm về cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em khu vực nghèo khó, sẽ góp phần giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng và thiếu máu của trẻ em khu vực nông thôn nghèo khó. Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc Lưu Khiêm cho biết:
"Dự án này chủ yếu tập trung vào những vùng miền nghèo khó, che phủ 100 huyện của 10 tỉnh thành, dự định mỗi ngày cung cấp một gói dinh dưỡng giàu chất đạm, vi-ta-min và vi chất cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi, đồng thời triển khai tuyên truyền, giáo dục kiến thức về dinh dưỡng của trẻ em".
Được biết, dự án cung cấp gói dinh dưỡng dựa trên nền tảng bột đậu nành, có chứa 11 loại vi-ta-min và vi chất như vi-ta-min A, C, can-xi, kẽm, v.v. Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trẻ em thiếu máu sau một năm được cung cấp gói dinh dưỡng đã từ 35% giảm xuống còn 18%. Ngoài ra, các chuyên gia sẽ tiến hành tập huấn cho người dân địa phương những kiến thức về dinh dưỡng và nuôi dạy trẻ, phương pháp chăm sóc sức khoẻ, v.v, nhằm nâng cao trình độ chăm sóc nuôi dạy trẻ của địa phương.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |