![]() |
|
![]() |
![]() |
|
Vấn đề thứ nhất: Nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên tới 500 tỷ đô la Mỹ vào năm 2015. Trong 10 năm qua, trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN phát triển nhanh chóng, kim ngạch thương mại hai chiều đã từ 54,8 tỷ USD năm 2002 tăng lên tới 362,9 tỷ USD năm 2011, tăng trung bình 20%/năm. Thực hiện nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 500 tỷ USD là điểm nhấn quan trọng hàng đầu trong phát triển Khu vực Mậu dịch tự do giữa Trung Quốc và các nước ASEAN trong thời gian tới. Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Nguyễn Cẩm Tú cho rằng: "Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi phải tăng cường tiện lợi hóa thương mại, tăng cường điều phối về một số mặt hàng nhạy cảm, tạo ra môi trường phát triển có lợi hơn cho doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ".
Vấn đề thứ hai: Loại bỏ hàng rào thuế quan để hạ thấp giá thành giao dịch. Những nỗ lực về giảm miễn thuế trong nhiều năm qua đã khiến Trung Quốc và ASEAN được hưởng lợi, Trung Quốc tổng cộng đã giảm miễn thuế quan ước khoảng 50 tỷ Nhân dân tệ cho hàng hoá của các nước ASEAN. Tuy nhiên điều này vẫn chưa đủ, sự phát triển của Khu vực Mậu dịch tự do trong thời gian tới cần phải dốc sức thúc đẩy tiện lợi hoá thương mại, dỡ bỏ các trở ngại trong thương mại.
Vấn đề thứ ba: Mở rộng hợp tác song phương từ thương mại và đầu tư ra các lĩnh vực khác. Mọi người ghi nhận Hội chợ Triển lãm Trung Quốc-ASEAN năm nay đã đặt trọng điểm vào lĩnh vực hợp tác khoa học-công nghệ, nói lên hợp tác song phương giữa Trung Quốc và ASEAN trong thời gian tới sẽ từ thương mại và đầu tư mở rộng tới các lĩnh vực khác.
Vấn đề thứ tư: Mở rộng phạm vi che phủ của Khu vực Mậu dịch tự do được đưa vào chương trình nghị sự. Đặc khu Hồng Công, Trung Quốc có triển vọng trở thành người hưởng lợi đầu tiên của việc mở rộng Khu vực Mậu dịch tự do. Ngoài Trung Quốc ra, ASEAN đã ký Hiệp định Thương mại tự do song phương với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Niu Di-lân và Ô-xtrây-li-a, và mong sáp nhập các khu thương mại tự do này thành một Khu vực Mậu dịch tự do lớn hơn.
Vấn đề thứ năm: Tránh để cho các nhân tố phi kinh tế quấy nhiễu tiến triển của Khu vực Mậu dịch tự do. Các đại biểu tham dự Hội chợ triển lãm trả lời phỏng vấn cho biết, một số hoạt động thương mại và đầu tư đã bị tác động bởi tranh chấp Nam Hải. Phát biểu tại Diễn đàn Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN năm 2012, ông Xu-pa-chai, Tổng Thư ký Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc, cựu Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới kêu gọi "Không nên quá quan tâm chính trị và cạnh tranh, mà cần phải quan tâm nhiều hơn đến lợi ích và nguyện vọng chung ".
Ông Đào Ngọc Chương, Phó Vụ trưởng Vụ châu Á-Thái Bình Dương Bộ Công thương Việt Nam cho biết, hữu nghị và hợp tác kinh tế-thương mại mật thiết là dòng chảy chính trong giao lưu giữa hai nước, không nên để tác động của tranh chấp lãnh thổ mở rộng tới đại cục phát triển quan hệ kinh tế-thương mại.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |