Tại phòng lấy tích kê của Bệnh viện Hữu nghị Bắc Kinh, phóng viên đã phỏng vấn ngẫu nhiên bà Vương Thục Khiết, một người dân thành phố Bắc Kinh. Bà Khiết cho phóng viên biết, mẹ bà đã 81 tuổi do có bệnh tim mạch, nên hàng tháng đều phải đến bệnh viện khám bệnh và lấy thuốc. Điều khiến bà vui mừng là, từ đầu tháng trước, việc lấy tích kê chẳng những không phải xếp hàng rồng rắn nữa, mà chi phí cũng rất thấp.
"Hôm nay tôi lấy tích kê phổ thông Khoa nội tim mạch cho mẹ chỉ mất có hai Nhân dân tệ, trong khi trước kia là 5 tệ, đầu tháng trước sau khi bệnh viện tiến hành cải cách tiền tích kê đổi thành 42 tệ, trong đó bảo hiểm y tế đóng cho 40 tệ, cá nhân chúng tôi chỉ cần bỏ ra hai tệ."
Trung Quốc có hơn 20 nghìn bệnh viện, trong đó có hơn 15 nghìn bệnh viện công, chiếm trên 80% tổng số bệnh viện cả nước. Là thửa ruộng thí điểm mới trong cải cách y tế của Trung Quốc, từ ngày 1/7, Bệnh viện Hữu nghị Bắc Kinh đã đi đầu thí điểm cải cách.
Một trong những chính sách thí điểm cải cách là hủy bỏ tiền tích kê quá thấp có phần méo mó lâu nay, thay vào đó là thi hành chế độ phí dịch vụ y tế, phí dịch vụ y tế của tích kê phổ thông đến tích kê chuyên gia nổi tiếng khám bệnh từ 42 tệ đến 100 tệ, trong đó bảo hiểm y tế thanh toán 40 tệ cho mỗi người/lần. Dưới tác động của đòn bẩy kinh tế này, tích kê chuyên gia nổi tiếng khám bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị đã xuất hiện sự dư dôi "hiếm có", người bệnh thực hiện khám chữa bệnh phân cấp, việc khám chữa bệnh khó đã dịu lại trên chừng mực nhất định, trong khi đó y bác sĩ cũng cảm nhận được giá trị lao động của mình.
Một chính sách khác trong thí điểm cải cách y tế là hủy bỏ cơ chế trích phần trăm trên cơ sở giá thuốc, khiến giá thuốc của Bệnh viện Hữu nghị rẻ hơn 15% so với các bệnh viện khác. Bà Vương Thục Khiết cho biết, nhờ chính sách này mà tiền thuốc hàng tháng của mẹ bà đã có phần giảm.
"Tôi nhận thấy tiền thuốc rẻ hơn trước nhiều, thuốc Pla-vích chữa bệnh tim mạch của mẹ tôi đã từ 149 tệ trước đây giảm xuống còn 123 tệ hiện nay, một hộp thuốc rẻ được hơn 20 tệ."
Từ thập niên 50 của thế kỷ trước, để bù lấp sự thiếu hụt kinh phí cho sự nghiệp y tế, Chính phủ Trung Quốc đã phê chuẩn cho các bệnh viên công kiêm cả chức năng bán thuốc. Việc trích phần trăm giá thuốc đã trở thành một nguồn thu quan trọng của các bệnh viện, được mọi người gọi là "lấy thuốc để nuôi bệnh viện". Tuy chính sách này từng góp phần tích cực bảo đảm cho sự hoạt động và phát triển của bệnh viện trong thời kỳ đầu, nhưng về khách quan cũng dẫn đến hiện tượng một số bác sỹ vì thu nhập chỉ muốn bán nhiều thuốc, hơn nữa kê toàn những loại thuốc đắt tiền, trở thành một trong những nguyên nhân làm gia tăng mâu thuẫn giữa bệnh viện và người bệnh. Bởi vậy, việc phá vỡ chế độ "lấy thuốc để nuôi bệnh viện" đã trở thành mấu chốt trong cải cách bệnh viện công.
Theo kế hoạch của Chính phủ Trung Quốc, từ năm nay, cuộc cải cách bệnh viện công sẽ chuyển dần từ thí điểm cục bộ sang thúc đẩy toàn diện, đến năm 2015 thực hiện cải cách toàn bộ các bệnh viên công trên cả nước.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |