![]() |
|
![]() |
![]() |
|
Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp Trung Quốc đã thực hiện nhiều dự án lớn trên thị trường hải ngoại, trong đó bao gồm dự án Công ty Hữu hạn Dầu mỏ Hải dương Trung Quốc-một công ty dầu mỏ lớn thứ ba Trung Quốc tuần trước vừa tuyên bố thu mua Tập đoàn Dầu mỏ Nexen Ca-na-đa với giá 15,1 tỷ đô-la Mỹ, một khi hoàn tất giao dịch này sẽ trở thành dự án thu mua sát nhập doanh nghiệp hải ngoại kim ngạch lớn nhất Trung Quốc hiện nay; cũng như sáu tháng đầu năm, Tập đoàn Công nghiệp nặng Tam Nhất đã vọt lên xếp hàng đầu ngành chế tạo cơ giới thế giới bằng cách thu mua doanh nghiệp lâu năm của Đức.
Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Chí Lạc cho rằng, các doanh nghiệp Trung Quốc đang được trưởng thành qua học cách thu mua sát nhập.
"Doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào hải ngoại là một quá trình trưởng thành, tức từ doanh nghiệp Trung Quốc trở thành doanh nghiệp thế giới, học tập việc thu mua sát nhập là điều hết sức quan trọng. Các công ty Trung Quốc phải biết cách thu mua sát nhập".
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh từng cho biết, sáu tháng đầu năm nay, vốn đầu tư trực tiếp đối ngoại thuộc lĩnh vực phi tài chính tiền tệ của Trung Quốc đạt 35,4 tỷ đô-la Mỹ, tăng 48,2% so với cùng kỳ. Trong đó kim ngạch thu mua sát nhật doanh nghiệp xuyên quốc gia chiếm 1/3 tổng kim ngạch đầu tư đối ngoại cùng kỳ, trong đó không ít dự án lớn. Sau khi bùng phát khủng hoảng tài chính, các nước đã tăng cường thu hút vốn nước ngoài, nhịp bước chuyển dịch và cấu trúc lại ngành sản xuất quốc tế được đẩy mạnh, mang lại cơ hội có lợi cho chiến lược "đi ra nước ngoài " của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Có cơ quan nghiên cứu cho rằng, cho dù số lượng và kim ngạch thu mua sát nhập doanh nghiệp hải ngoại của các doanh nghiệp Trung Quốc có phần tăng lên, song trên thực tế là, ngoài tình hình an ninh ra, một số nước tồn tại lo ngại đối với dự án đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt là những dự án của doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, đây cũng là điều ảnh hưởng tới sự phát triển ở hải nghoại của doanh nghiệp Trung Quốc.
Ông Vương Chí Lạc cho rằng, việc thu mua sát nhập ở hải ngoại của các doanh nghiệp Trung Quốc cần phải làm theo quy tắc thị trường, nhằm giảm thiểu sự lo ngại của chính phủ và người dân các nước, có thể xem xét lựa chọn các hình thức như hợp tác với công ty vốn nước ngoài, bên cạnh đó có thể tăng cường nghiên cứu đối với doanh nghiệp sát nhập cũng như nghiên cứu về quan hệ công chúng.
"Cần phải tăng cường quan hệ công chúng, tăng cường trao đổi với chính phủ, tổ chức phi chính phủ và khu chung cư, nơi đặt trụ sở của dự án đầu tư, tăng cường trao đổi với phương tiện truyền thống, nhất là phương tiện truyền thông địa phương và khu chung cư về mục đích, nguồn vốn và nguyên nhân thu mua sát nhập để xóa bỏ sự lo ngại của họ. Nếu thực hiện những việc làm đó sẽ có thể xóa bỏ được lo ngại".
Chuyên gia Vương Chí Lạc cho rằng, rất nhiều dự án do doanh nghiệp Trung Quốc thu mua sát nhập đã nhận được sự đồng thuận của người dân và chính phủ địa phương. Ông đặc biệt nhấn mạnh làm đúng pháp luật và quy tắc thương mại địa phương có tầm quan trọng đối với kinh doanh của doanh nghiệp.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |