Mới đây vụ đối đầu giữa tàu tuần tra Trung Quốc và tàu chiến Phi-li-pin đột nhập vào vùng biển đảo Hoàng Nham Trung Quốc trên Nam Hải lại một lần nữa thu hút sự quan tâm về an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mọi người không khỏi hỏi rằng: Diễn biến vụ việc liệu có tiếp tục mở rộng hay không? Liệu có phá hoại mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước chung quanh Nam Hải hay không? Liệu có dẫn đến đụng độ trên Nam Hải và phá hoại tình hình an ninh của cả khu vực Đông Á hay không? Đáp án cho những vấn đề này là phủ định: Cấp độ đụng độ ở Nam Hải hiện nay sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của hệ giữa Trung Quốc với các nước chung quanh và với nước lớn.
Thời gian gần đây Việt Nam và Phi-li-pin không ngừng gây ra các vụ việc, và đề xuất vấn đề Nam Hải tại các diễn đàn an ninh quốc tế đa phương, mưu toan thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, Mỹ bày tỏ sự hữu hảo với các nước có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải, triển khai hợp tác an ninh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, dành sự ủng hộ về chính sách từ bình diện quốc gia. Các nước lớn khác ngoài khu vực cũng thừa cơ tiến hành các hoạt động mưu toan can dự vào vấn đề Nam Hải để kiếm lời. Bước vào năm 2012 đến nay, được sự "quan tâm đặc biệt" của Mỹ, Phi-li-pin ngang nhiên thách thức lập trường và quyền quản lý đối với Nam Hải của Trung Quốc, nên mới đây đã cử tàu chiến đến vùng biển gần đảo Hoàng Nham của Trung Quốc phô trương lực lượng, thậm chí lên tàu cá Trung Quốc tiến hành kiểm tra và còn định bắt giữ ngư dân và tàu cá Trung Quốc. Hành động đưa hải quân vào vùng biển tranh chấp cưỡng chế "hành pháp bằng vũ lực" này đã vi phạm các quy định liên quan trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, càng đi ngược với thông lệ quốc tế về quản lý hải dương. Để bảo vệ an toàn và tài sản cho công dân Trung Quốc, tàu tuần tra hành pháp của Trung Quốc đã đến vùng biển này đối đầu với tàu chiến Phi-li-pin là hoàn toàn hợp lý và hợp pháp. Trải qua mấy ngày đối đầu, hai bên Trung Quốc và Phi-li-pin thông qua kênh ngoại giao tiến hành hiệp thương cụ thể, giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hoà bình bằng hình thức lý trí.
Việc giải quyết hoà bình vụ việc lần này đã minh chứng với thế giới một đạo lý, đó là Trung Quốc và các nước chung quanh Nam Hải tuy có mâu thuẫn nhưng cuối cùng có thể giải quyết hoà bình tranh chấp trên cơ sở chung bảo đảm an ninh và giữ gìn ổn định, nếu duy trì được hình thức giải quyết tranh chấp này thì vấn đề Nam Hải sẽ căn bản không ảnh hưởng đến quan hệ Nhà nước bình thường.
Trên thực tế trong năm 2011, hai nước Trung Quốc và Phi-li-pin đã thực hiện trao đổi các chuyến thăm cấp cao, quan hệ Trung Quốc-Việt Nam cũng tiếp tục phát triển. Năm 2011, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm Trung Quốc và Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam, Lãnh đạo hai nước quyết định cần phải tăng cường sự tin cậy về chính trị, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, xử lý thoả đáng các bất đồng, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt phát triển ổn định, lành mạnh. Năm ngoái, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Việt Nam đột phá 40 tỷ USD, tăng gấp hơn một nghìn lần so với 20 năm trước. Bởi vậy, miễn là các nước chung quanh Nam Hải đối xử hoà bình và chân thành với Trung Quốc, cùng nhau nỗ lực giữ gìn hoà bình và ổn định của Nam Hải trong bầu không khí tôn trọng lẫn nhau và coi trọng điều phối, thì Trung Quốc hoàn toàn có thể phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên cơ sở cùng có lợi cùng thắng.
Điều cần phải nhận thấy là, mặc dù một số nước lớn mưu toan khuấy động làm vẩn đục Nam Hải để đạt tới mục đích kìm hãm Trung Quốc, nhưng lại không có thực lực đầy đủ và ý đồ thực sự đối đầu với Trung Quốc tại Nam Hải. Chẳng hạn như Mỹ, xu hướng lợi ích của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương là kiến tạo một khuôn khổ an ninh do Mỹ lãnh đạo, tuy có ý định chuyển hướng từ Trung Đông và Áp-ga-ni-xtan sang Đông Á thông qua "trục chiến lược", nhưng Mỹ lại không muốn công khai coi Trung Quốc là thù địch. Thời gian gần đây Mỹ quay sang muốn tìm một hành động mang tính chiến lược khá hoà dịu, đó là kiến tạo một khuôn khổ an ninh khu vực "tái cân bằng". Vì vậy, Mỹ không mong muốn đối đầu trực tiếp với Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải, mà chỉ muốn đứng đằng sau xúi giục các nước chung quanh Nam Hải gây rắc rối cho Trung Quốc. Bởi vậy, vấn đề Nam Hải quả thực đã trở thành một nhân tố quấy nhiễu trong quan hệ Trung-Mỹ, nhưng hai bên đều nhận thức được không nên vì đó mà ảnh hưởng đến đại cục cùng nhau xử lý các vấn đề toàn cầu và phát triển an ninh khu vực. Có thể nói rằng, vấn đề Nam Hải về cơ bản sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ song phương tương đối hoà bình và điều phối giữa Trung Quốc với các nước lớn khác.