Ngày 19/3, nhiều phương tiền truyền thông nước ngoài đưa tin, quan chức các nước ASEAN gần đây bày tỏ, ASEAN và Trung-Nhật-Hàn tức "10+3" đã mở rộng quy mô của Quỹ Hiệp nghị trao đổi đồng tiền khu vực ở mức lớn, từ 120 tỷ đô-la Mỹ hiện nay tăng lên tới 240 tỷ đô-la
Ông Ngụy Bản Hoa, Chánh Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN-Trung-Nhật-Hàn "10+3"(AMRO) mới đây cho biết, chương trình này sẽ đưa vào đề tài thảo luận của Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương "10+3" diễn ra tại Cam-pu-chia cuối tháng này, nếu chương trình này được thông qua tại hội nghị, cuối cùng sẽ được xác định tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính "10+3" triệu tập ở Ma-ni-la vào tháng 5. Ông Ngụy Bản Hoa nói, chương trình mở rộng quỹ kể trên là nhằm ứng phó khủng hoảng tài chính hữu hiệu hơn và giảm thiểu sự tác động của khủng hoảng đối với các nước trong khu vực này.
Quỹ dự trữ ngoại tệ khu vực bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010 đã được thành lập dưới cơ chế Sáng kiến Chiềng-mai Trung-Nhật-Hàn-ASEAN, là cơ chế trao đổi đồng tiền đa phương với sự tham gia của toàn thể thành viên "10+3", với mục đích thực hiện trao đổi đồng tiền bằng hành động nhanh chóng và thống nhất dưới cơ chế quyết sách chung. 3 nước Trung-Nhật-Hàn và 10 nước ASEAN cam kết huy động 120 tỷ đô-la Mỹ, trong đó vốn đóng góp của Trung Quốc và Nhật Bản lần lượt chiếm 32%, Hàn Quốc 16%, ASEAN 20%.
Ông Ngụy Bản Hoa nói, ngoài mở rộng quy mô quỹ vốn có ra, các nước "10+3" cũng đang thảo luận việc nâng tỷ trọng vốn không "gắn kết" với Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ 20% hiện nay lên tới 30%, mở rộng quyền hạn phê chuẩn sử dụng quỹ của "10+3", nâng cao hiệu quả của cơ chế phòng chống rủi ro. Vốn "không gắn kết" kể trên là chỉ, trường hợp các nước thành viên xin phép sử dụng vốn khi gặp khó khăn sẽ trực tiếp giành được vốn với mức cao nhất trong tình hình không kèm theo bất cứ điều kiện gì. Nếu cần dùng vốn nhiều hơn, thì cần phải đạt được thỏa thuận vay vốn sơ bộ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế trước.
Ông Ngụy Bản Hoa cho biết, các nước thành viên được phê chuẩn sử dụng vốn trong hai trường hợp, một là vốn thanh khoản của nước đó gặp khó khăn về tổng thể, ví dụ như lượng dự trữ căng thẳng; hai là thu chi quốc tế của nước đó gặp khó khăn. Ông cho rằng, kinh tế của các nước châu Á hiện nay nhìn chung là tốt, đe dọa chủ yếu đến từ bên ngoài, ví dụ như bị tác động của nợ công châu Âu, giá xăng dầu tăng vọt gây khó khăn trước mắt cho thu chi quốc tế v.v.
Ông Ngụy Bản Hoa nói, công việc trước mắt của Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN-Trung-Nhật-Hàn "10+3" là, trong tình hình nhân tố không xác định của bên ngoài tăng lên, cần phải giữ gìn sự ổn định tài chính tiền tệ của các nước thành viên, không những phải phát huy vai trò hỗ trợ khi xảy ra nguy cơ, càng phải tiến hành giám sát đối với sự vận hành của các nền kinh tế thành viên, nhắc nhở các nền kinh tế đó.
Ông còn nói, theo kết quả thống kê và điều tra sơ bộ của Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN-Trung-Nhật-Hàn"10+3", tổng vốn đầu tư của ngân hàng châu Âu tại khu vực "10+3" rất có hạn, hơn nữa phần lớn là đầu tư dài hạn ổn định, cho dù phát sinh cá biệt trường hợp ngân hàng giảm thiểu vay vốn hoặc rút vốn, thì số vốn cũng không lớn lắm, diện ảnh hưởng cũng rất có hạn, không đến nỗi gây ảnh hưởng lớn đối với sự ổn định tài chính tiền tệ của khu vực "10+3".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |