• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Cuộc cải cách bệnh viện công lập Trung Quốc tiến bước trong khó khăn

    2012-03-19 15:11:49     cri

    Tại Trung Quốc, phần lớn mọi người đều lựa chọn khám chữa bệnh tại bệnh viện công lập, nhưng khám bệnh khó chữa bệnh đắt lại là cảm nhận phổ biến của mọi người. Để thay đổi tình trạng này, Trung Quốc hiện đang thúc đẩy cuộc cải cách bệnh viện công lập, đây được coi là "vùng nước sâu" trong cải cách y tế Trung Quốc. Vậy cải cách bệnh viện công lập nên tiến hành như thế nào, liệu cải cách bệnh viện công lập có thể giải quyết các vấn đề khám bệnh khó chữa bệnh đắt hay không.

    Một chị họ Bạch, cư dân của quận Thạch Cảnh Sơn thành phố Bắc Kinh mắc bệnh mãn tính, chị thường đi khám tại bệnh viện, chị chủ yếu đi khám tại Bệnh viện Hiệp Hòa. Do Bệnh viện Hiệp Hòa cách nhà khá xa, cho nên thường vào lúc 4 giờ rạng sáng chồng chị đã phải thức dậy để đi bệnh viện xếp hàng mua số khám bệnh.

    "Người xếp hàng mua số khám bệnh rất đông, đi muộn một chút là bán hết số. Thời gian chờ khám bệnh cũng rất lâu, mỗi lần phải đợi hàng mấy tiếng đồng hồ".

    Trải nghiệm của chị Bạch cũng là sự phản ánh chân thực của biết bao người dân bình thường Trung Quốc. Trung Quốc có hơn 20 nghìn bệnh viện, trong đó có khoảng 15 nghìn bệnh viện công lập, phần lớn bệnh nhân đều lựa chọn khám chữa bệnh tại bệnh viện công lập. Trung Quốc hiện đang tiến hành vòng mới cuộc cải cách thể chế y tế, một nội dung quan trọng trong đó là tiến hành cải cách bệnh viện công lập, Chính phủ Trung Quốc mong thông qua cải cách để làm dịu các vấn đề khám bệnh khó, chữa bệnh đắt cho quần chúng nhân dân. Cho dù dịch vụ của bệnh viện công lập đã có phần cải thiện so với trước đây, song bà Lăng Phong, bác sĩ khoa ngoại thần kinh, Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc cho rằng, cuộc cải cách bệnh viện công lập mới chỉ là bắt đầu.

    "Nhìn chung, hiệu quả tổng hợp của bệnh viện công lập thấp, hiện tượng bán lại số khám bệnh với giá đắt tràn lan, khám bệnh khó chữa bệnh đắt vẫn tồn tại".

    Vấn đề của bệnh viện công lập xảy ra tại đâu? Hóa ra, vốn đầu tư vào bệnh viện công lập của Chính phủ Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 10%, số còn lại phải nhờ bệnh viện tự kiếm bù đắp cho đủ, nguồn thu nhập của bệnh viện chính là kiếm lời từ chênh lệch giá thuốc, đây được gọi là "Dĩ dược bù y", do vậy đã nẩy sinhh hiện tượng một số bác sĩ bán nhiều thuốc và bán thuốc đắt để kiếm lời, chính cái gọi là cơ chế "Dĩ dược bù y" kể trên đã vấp phải sự chỉ trích của xã hội.

    Nếu muốn giải quyết vấn đề khám bệnh khó chữa bệnh đắt cho quần chúng nhân dân thì phải xóa bỏ hiện tượng "Dĩ dược bù y", chính phủ thì phải tăng thêm đầu tư cho bệnh viện công lập. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đặc biệt nhấn mạnh điểm này khi trình bày Báo cáo Công tác Chính phủ trước Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Trung Quốc khóa 11 khai mạc ngày 5/3 vừa qua.

    Trên 80% tài nguyên y tế Trung Quốc đều tập trung tại bệnh viện công lập. Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc Hoàng Kiết Phu cho rằng, tệ nạn của bệnh viện công lập chính là độc quyền, dốc sức hỗ trợ bệnh viện dân doanh, để bệnh viện dân doanh tham gia cạnh tranh, có thể tạo động lực lớn hơn cho cải cách bệnh viện công lập.

    Thế nhưng đối với đông đảo quần chúng nhân dân mà nói, họ vẫn mong muốn đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện công lập đa khoa quy mô lớn, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến khám chữa bệnh khó. Xét về tình hình này, ông Hồ Định Húc, Chủ tịch Cục Quản lý y tế Hồng Công, Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc kiến nghị:

    "Sở dĩ khám bệnh khó chữa bệnh đắt là do bệnh nhân thích khám chữa bệnh tại các bệnh viện tốt, trong khi đó rất nhiều bệnh viện không có người đến khám, nếu như đưa các bệnh viện đó vào hệ thống quản lý chung của các bệnh viện lớn, sẽ có lợi cho người dân, ví dụ như bệnh viện Hiệp Hòa người khám chữa bệnh rất đông, bệnh nhân có thể khám chữa bệnh tại các cơ sở Bệnh viện Hiệp Hòa 2 hoặc 3 để phân luồng bệnh nhân, như vậy không những chi phí khám bệnh không đắt mà lại có thể giải quyết được vấn đề".

    Cuộc cải cách y tế của Trung Quốc do đề cập tới dân số đông mà trở thành cuộc cải cách y tế quy mô lớn nhất thế giới. Thế nhưng, để cung cấp dịch vụ y tế tốt hơn cho hơn 1,3 tỷ dân, Trung Quốc đang tiến bước kiên định bất di bất dịch trên con đường cải cách gặp nhiều khó khăn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>