Bé gái Diêu Văn Lợi 10 tuổi là một học sinh lớp ba trường tiểu học Diêu Hà huyện Thông Vị tỉnh Cam Túc, bố mẹ em quanh năm suốt tháng đi làm việc ở ngoại tỉnh, một mình em ở lại quê hương sống với bà nội đã ngoài 80. Khi phóng viên hỏi em Lợi đã sống xa bố mẹ hơn 1 năm, thì bé Lợi ngẹn ngào trả lời:
"Em nhớ bố mẹ lắm, nhưng em phải có tinh thần kiên cường".
Tại trường em Lợi đang theo học có khoảng một nửa số em học sinh có hoàn cảnh giống như em Lợi, tức là phải sống xa cha mẹ. Trong khi đó số lượng trẻ em này ở Trung Quốc càng là một con số khổng lồ, Giáo sư Thang Tố Lan, Trường Đại học Sư phạm Hồ Nam, Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc luôn quan tâm tới cộng đồng trẻ sống xa cha mẹ cho biết:
"Trung Quốc có 58 triệu trẻ em sống xa bố mẹ, trong đó có 40 triệu trẻ em ở độ tuổi dưới 14 cần được quan tâm nhiều nhất, phần lớn các em đó đều sống ở khu vực miền Trung và miền Tây kém phát triển, trong số các em đó có 79,7% trẻ em do ông bà chăm sóc, 13% do họ hàng hoặc bạn bè cha mẹ chăm sóc, 7,3% không có người chăm sóc cố định".
Đối với những trẻ em sống xa bố mẹ như trên mà nói, cảm nhận trực tiếp của các em là nỗi nhớ cha mẹ đi làm xa, nhưng đối với các chuyên gia giáo dục mà nói, vấn đề không chỉ đơn giản như vậy. Kết quả điều tra trẻ em sống xa cha mẹ tại các tỉnh An Huy, Chiết Giang, Giang Tô v.v cho thấy, có tới gần 60 % trẻ có vấn đề tâm lý, những biểu hiện chủ yếu là không tự tin, tinh thần không ổn định, lạnh lùng trong giao tiếp.
Ủy viên Chính hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban Công tác Quan tâm Thế hệ sau của Trung Quốc Điền Thục Lan cho rằng, mấu chốt giải quyết vấn đề trẻ sống xa bố mẹ là giúp các cháu đoàn tụ với bố mẹ.
"Nếu mẹ tìm được công việc thích hợp tại thành thị, thì đơn vị sử dụng lao động cần phải tạo điều kiện cho giải quyết vấn đề thực tế, ví dụ như đề nghị nhà gửi trẻ, vườn mẫu giáo nhận các cháu vào học, thậm chí vận động chung cư hỗ trợ giải quyết vấn đề này " .
Điều đáng mừng là, hiện nay đã có một số trường học ở thành thị tiếp nhận con em nông dân làm công vào học, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc Lỗ Hân nói, ngay từ những năm trước Bộ Giáo dục Trung Quốc đã yêu cầu trường tiểu học các địa phương miễn giảm học phí cho các cháu, hiện nay ngày càng có nhiều trường thực hiện đúng yêu cầu trên.
Tuy vấn đề đi học của các cháu đang được giải quyết, nhưng đối với rất nhiều nông dân làm công thu nhập không cao mà nói, sự lựa chọn trước mắt vẫn phải để con cái ở nhà cho ông bà trông nom. Chính vì vậy, bà Thang Tố Lan nhấn mạnh, việc giải quyết vấn đề trẻ em sống xa cha mẹ trong giai đoạn hiện nay, cần phải nhấn mạnh trách nhiệm của chính phủ, xây dựng cơ chế lâu dài hữu hiệu về chăm sóc trẻ sống xa bố mẹ.
"Điều quan trọng nhất hiện nay là phải lập hồ sơ về trẻ em sống xa bố mẹ, bao gồm giới tính, họ tên, người chăm sóc, phương thức liên lạc với người chăm sóc, hiện nay có rất nhiều giáo viên của các trường đã lập hồ sơ như vậy, nhưng chỉ che phủ diện trẻ em đến tuổi đi học. Trên thực tế, rất nhiều sự cố xảy ra ở các em trước tuổi đi học, cho nên chỉ có sự tham gia của các cơ quan hành chính mới có thể thực hiện tốt vấn đề quan tâm chăm sóc trẻ sống xa bố mẹ".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |