Mặc dù hai bên đều có lập trường của mình trong các vấn đề nguyên tắc, nhưng cuộc gặp lần này đã thu được một số tiến triển tích cực về áp dụng biện pháp cụ thể thực hiện "Thoả thuận về những nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển", bao gồm đồng ý thành lập Nhóm làm việc về vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ Trung-Việt, bàn thảo vấn đề phân giới và cùng khai thác vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, thành lập Nhóm chuyên gia Trung-Việt về hợp tác các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, tiến hành bàn thảo về hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học, tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ và phòng chống thiên tai. Hai bên đã lập đường dây nóng trong khuôn khổ Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ, nhằm tiến hành trao đổi kịp thời và xử lý thoả đáng các vấn đề phát sinh trên biển. Đây là một bước đi mới, rất đáng khẳng định trong quá trình giải quyết tranh chấp Nam Hải giữa hai nước Trung-Việt.
Cuộc gặp lần này đã diễn ra trong bối cảnh lớn quan hệ Trung-Việt xuất hiện đà phát triển tốt đẹp, nguyện vọng chính trị về xử lý thoả đáng vấn đề Nam Hải được tăng cường rõ rệt. Tháng 10 năm ngoái, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, tại Bắc Kinh. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí đồng ý trong tình hình mới phải kiên trì hữu nghị Trung-Việt, thể theo tinh thần hiệp thương hữu nghị, nhân nhượng lẫn nhau, lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, từ tầm cao chính trị và chiến lược chỉ đạo xử lý và giải quyết thoả đáng vấn đề trên biển. Sau đó, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, hai bên tiếp tục đạt được nhận thức chung quan trọng về thúc đẩy toàn diện phát triển quan hệ Trung-Việt, đã tiếp thêm sức sống mới cho phát triển quan hệ hai nước. Bước vào năm mới Nhâm Thìn, ba đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam lần lượt tới thăm Trung Quốc, đã nêu bật nguyện vọng sâu sắc và mở rộng hợp tác thiết thực của hai nước.
Quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại thiết thực giữa hai nước Trung-Việt cũng có rất nhiều điểm sáng đáng ghi nhận. Chỉ riêng thương mại, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2011 giữa hai nước đột phá 40 tỷ USD, tăng gần 1.300 lần so với 20 năm trước, Trung Quốc liên tục 8 năm là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, qua đó cũng nói lên nền tảng tốt đẹp của quan hệ hai nước. Hợp tác trong các lĩnh vực hành pháp, an ninh, báo chí, văn hoá và y tế giữa hai nước Trung-Việt cũng thu được tiến triển tích cực, đã mang lại lợi ích thiết thực cho hai nước và nhân dân hai nước.
Hữu nghị Trung-Việt không dễ có được, nó đã ngưng đọng trí tuệ và tâm huyết của các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng và hai Nhà nước, thể hiện lên nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, phù hợp lợi ích căn bản của hai nước. Mặc dù tranh chấp Nam Hải giữa Trung Quốc và Việt Nam rất phức tạp và nhạy cảm, không thể giải quyết triệt để chỉ một sớm một chiều, mà đôi khi còn có thể gặp trắc trở, thế nhưng miễn là hai bên đều xuất phát từ lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, nỗ lực không ngừng, phát huy trí tuệ, đặt vấn đề lên mặt bàn, nghiêm chỉnh ngồi vào bàn đàm phán, thì nhất định sẽ tìm được giải pháp xử lý thoả đáng vấn đề trên biển, thực hiện gác lại tranh chấp, cùng khai thác, để Nam Hải trở thành nhịp cầu hoà bình, hữu nghị gắn kết hai nước, trở thành vùng biển hợp tác cùng có lợi mang lại hạnh phúc cho nhân dân hai nước.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |