Phó chủ tịch Tập Cận Bình thăm Mỹ
Bước vào năm 2012, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương không ngừng diễn ra các cuộc tập trận chung. Các chuyên gia về vấn đề quốc tế của khu vực Đông Nam Á cho rằng, một số nước lợi dụng sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ để nâng cao khả năng quốc phòng của mình thông qua tổ chức tập trận; còn Mỹ lại lợi dụng tập trận để tăng cường lòng tin của các nước đồng minh châu Á-Thái Bình Dương sẽ nhận được ô dù của Mỹ một khi gặp "nguy cấp" cả về chính trị lẫn quân sự.
Hiện Hàn Quốc và Mỹ đang tổ chức cuộc tập trận chung chống tàu ngầm trên vùng biển Hoàng Hải, cũng trong lúc này cuộc tập trận chung 3 ngày của không quân ba nước Mỹ, Nhật Bản và Ô-xtrây-li-a cũng đang diễn ra tại đảo Gu-am. Trước đó cũng đã diễn ra nhiều cuộc tập trận trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ngày 30/1, Nhật Bản và Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung mô phỏng trên máy tính tại Nhật Bản. Từ ngày 1-6/2, cuộc tập trện chung mang tên "Mi-lan Na-van" với sự tham gia của hải quân 14 nước trong đó có Ô-xtrây-li-a, Phi-li-pin...do Ấn-độ đứng ra tổ chức đã diễn tại vùng biển Ấn Độ Dương. Từ ngày 7-17/2, cuộc tập trận chung "Hổ mang Vàng" với quy mô lớn nhất ở châu Á-Thái Bình Dương do Mỹ và Thái Lan tổ chức cũng đã diễn ra tại Thái Lan. Tiếp sau đó Mỹ và Phi-li-pin cũng sẽ tổ chức cuộc tập trận chung trên Nam Hải trong khoảng tháng 3 đến tháng 4.
Mỹ là nước chủ đạo của một loạt cuộc tập trận chung này. Giáo sư Khoa Chính trị Đại học Chu-la-lông-côn Thái Lan Vô-ra-sặc-đi cho rằng, có hai nguyên nhân khiến Mỹ chuyển sang châu Á-Thái Bình Dương. Thứ nhất, Chính quyền Ô-ba-ma muốn ra sức thúc đẩy giá trị quan dân chủ, tự do của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thứ hai, Mỹ cho rằng nếu không áp dụng biện pháp sẽ khiến lợi ích lâu dài của Mỹ bị tổn hại trước sự ảnh hưởng không ngừng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Bởi vậy, Mỹ cần phải tăng cường kiểm soát bố cục an ninh trong khu vực.
Ông Trần Cương, nghiên cứu viên Viện Đông Á Đại học Quốc lập Xin-ga-po phân tích rằng, các cuộc tập trận diễn ra dồn dập tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thời gian gần đây là có liên quan với việc Mỹ nhấn mạnh chiến lược mới lấy châu Á-Thái Bình Dương làm trung tâm. Ông cho biết, xét từ hiện nay chiến lược quân sự mới của Mỹ có liên quan gì với kiềm chế Trung Quốc vẫn cần phải quan sát. Tuy nhiên, sự tăng cường hành động quân sự của một bên thông thường sẽ dẫn đến sự quan ngại và hoài nghi của một bên khác, khiến bên khác phải tăng cường quân sự tương ứng để ứng phó.
Phân tích cho rằng, những năm gần đây Mỹ mong muốn tăng cường các cuộc tập trận chung, hơn nữa còn đặt ra một số mục tiêu mới theo yêu cầu của các nước tham gia tập trận. Chẳng hạn như cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Phi-li-pin sẽ lấy việc tấn công giàn khoan dầu-khí làm nội dung diễn tập là một ví dụ điển hình.
Do phần lớn trang thiết bị vũ khí của nhiều nước châu Á-Thái Bình Dương là nhập khẩu từ Mỹ, bởi vậy tập trận cũng là dịp tốt để phô trương vũ khí của Mỹ. Bên cạnh đó, giao lưu về cảnh báo, chỉ huy và thông tin tình báo giữa quân Mỹ và quân đồng minh sẽ được tăng cường thông qua tập trận chung. Một số nước châu Á-Thái Bình dương cũng mong nâng cao khả năng về quân sự của mình thông qua tập trận chung với Mỹ.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |