Từ xưa đến nay, biện pháp giải quyết cuối cùng cọ xát thương mại thường là biện pháp cực đoạn chiến tranh v.v, cá lớn nuốt cá bé cũng là luật duy nhất trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Nhưng 60 năm qua, các bên đương sự tranh chấp thương mại trên quốc tế đã tìm được một nơi nói rõ lý lẽ, đó tức là cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới, tiền thân là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại.
Theo quy tắc Tổ chức Thương mại Quốc tế, khi cọ xát thương mại xảy ra giữa thành viên nội bộ không thể giải quyết qua thương thảo song phương, thì có thể đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp.
Năm 2001, Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới. Trong thời gian 5 năm sau đó được giới bên ngoài gọi là "thời kỳ trăng mật" giữa Trung Quốc với Tổ chức Thương mại Thế giới và các thành viên chủ yếu Mỹ-châu Âu, Trung Quốc và các thành viên khác không xảy ra cọ xát thương mại lớn. Nhưng bắt đầu từ năm 2006, Trung Quốc luôn trở thành bị cáo, theo đà lan rộng của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, sự ngóc đầu dậy của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ngày càng mạnh lên, cơn giông tố các vụ kiện thương mại đã lan ra khắp Trung Quốc. Năm 2009, các vụ cọ xát thương mại liên quan đến Trung Quốc đã chiếm trên một nửa các vụ kiện trong năm của Tổ chức Thương mại Thế giới, năm ngoái và năm nay cũng đã chiếm khoảng 40%, Trung Quốc đã trở thành bên sử dụng chủ yếu cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới. Trong khi bình tĩnh ứng phó với các vụ kiện, Trung Quốc cũng bắt đầu phản công, năm 2009 bắt đầu lần lượt đưa Mỹ và Liên minh châu Âu ra vành móng ngựa. Bà Triệu Hồng, Tham tán công sứ Đoàn đại biểu Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới nói, chúng tôi biết rất rõ, bảo vệ quyền lợi quốc gia thông qua sử dụng thuần thục quy tắc là quyền lợi quan trọng của Trung Quốc là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới.
"Cho đến nay chúng tôi có thể coi tất cả các vụ tranh chấp là chuyện bình thường, coi cơ chế giải quyết tranh chấp là kênh giải quyết cọ xát thương mại bình thường giữa các thành viên, đồng thời chúng tôi cũng coi đó là công cụ có lợi chủ động giữ gìn quyền lợi của bản thân. Sự chuyển biến như vậy đối với chúng tôi là sự trưởng thành của chúng tôi trên vũ đài đa phương, hoặc có thể nói là một quá trình tự tin và quen thuộc quy tắc hơn".
Bà Triệu Hồng nói, đối với môi trường bên ngoài chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch tăng lên, doanh nghiệp Trung Quốc phải làm nhiều công việc hơn về mặt đề phòng rủi ro thương mại, đưa rủi ro thương mại vào trong hạch toán giá thành, điều quan trọng nhất là thay đổi cách làm và cách nghĩ truyền thống. Bà Triệu Hồng nói,
"Doanh nghiệp Trung Quốc đi vào thị trường nước ngoài tốt nhất là nên có trật tự và tốt đẹp, phải chuyển cạnh tranh về giá thành cạnh tranh về chất lượng, dịch vụ và cá tính hoá, chứ không phải chỉ cạnh tranh giá thấp, hoặc là lượng tăng giá sụt trong sản phẩm cùng loại. Tôi nghĩ, doanh nghiệp Trung Quốc nếu nhận thức vấn đề này từ đầu nguồn, sẽ giải quyết tốt hơn vấn đề cọ xát thương mại mà Trung Quốc phải đối mặt trong phát triển" .
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |